Lý thuyết, các dạng bài tập Cảm ứng ở thực vật có lời giải - Sinh học lớp 11
Lý thuyết, các dạng bài tập Cảm ứng ở thực vật có lời giải
Với Lý thuyết, các dạng bài tập Cảm ứng ở thực vật có lời giải Sinh học lớp 11 tổng hợp các dạng bài tập, bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Cảm ứng ở thực vật từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Sinh học lớp 11.
- Hướng động là gì ? Phân loại, vai trò của hướng động
- Ứng động là gì ? Phân loại, vai trò của ứng động
- Bài tập Cảm ứng ở thực vật có lời giải
- Trắc nghiệm Cảm ứng ở thực vật có đáp án
Lý thuyết Hướng động
* Khái niệm :
- Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.
* Phân loại :
- Theo hướng trả lời kích thích, người ta phân chia hướng động thành 2 loại : hướng động dương và hướng động âm. Hướng động dương là sự vận động của cơ quan hướng tới nguồn kích thích. Hướng động âm là sự vận động của cơ quan theo hướng tránh xa nguồn kích thích.
- Dựa vào bản chất của các loại tác nhân kích thích, người ta phân chia hướng động thành một số dạng cơ bản sau :
+ Hướng sáng
+ Hướng trọng lực
+ Hướng hoá
+ Hướng nước
+ Hướng tiếp xúc
* Vai trò :
- Hướng động giúp cây thích nghi với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
Lý thuyết Ứng động
* Khái niệm :
- Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
* Phân loại :
- Dựa vào việc có hay không sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào, người ta phân chia ứng động ở thực vật thành hai dạng :
+ Ứng động sinh trưởng : là kiểu ứng động mà trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của một cơ quan nào đó có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của điều kiện ngoại cảnh. Ví dụ : hiện tượng nở hoa của nghệ tây, tulip, bồ công anh…
+ Ứng động không sinh trưởng : là kiểu ứng động không có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào thực vật. Ví dụ : hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ, vận động bắt mồi ở cây nắp ấm…
* Vai trò :
- Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường, bảo đảm cho cây tồn tại và phát triển.
Trắc nghiệm Cảm ứng ở thực vật - Bài 23: Hướng động
Câu 1: Cảm ứng ở thực vật là:
A. Phản ứng vận động của các cơ quan thực vật đối với kích thích
B. Phản ứng sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích
C. Phản ứng vươn tới của các cơ quan thực vật đối với kích thích
D. Phản ứng tránh xa của các cơ quan thực vật đối với kích thích
Lời giải:
Cảm ứng ở thực vật là phản ứng vận động của các cơ quan thực vật đối với kích thích
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Thế nào là cảm ứng ở thực vật ?
A. Khả năng phản ứng của thực vật đối với kích thích của môi trường
B. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định
C. Hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng
D. Khả năng vận động của cơ thể hoặc một cơ quan theo đồng hồ sinh học.
Lời giải:
Cảm ứng ở thực vật là khả năng phản ứng của thực vật đối với kích thích của môi trường.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là:
A. Xảy ra nhanh, dễ nhận thấy.
B. Xảy ra chậm, khó nhận thấy.
C. Xảy ra nhanh, khó nhận thấy.
D. Xảy ra chậm, dễ nhận thấy.
Lời giải:
Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là phản ứng chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Hướng động là:
A. Vận động của rễ hướng về lòng đất.
B. Hướng mà cây sẽ cử động vươn đến.
C. Cử động sinh trưởng cây về phía có ánh sáng.
D. Vận động sinh trưởng của cây trước tác nhân kích thích của môi trường.
Lời giải:
Hướng động là vận động sinh trưởng của cây, trước tác nhân kích thích của môi trường,
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Hai kiểu hướng động chính là
A. Hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (sinh trưởng về trọng lực)
B. Hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích)
C. Hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích)
D. Hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướg động âm (sinh trưởng hướng tới đất)
Lời giải:
Có hai loại hướng động chính :
+ Hướng động dương: vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích
+ Hướng động âm: vận động tránh xa nguồn kích thích
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Nội dung nào sau đây đúng ?
1. Hướng động âm là cử động sinh trưởng của cây theo hướng xuống đất
2. Hướng động dương là khả năng vận động theo chiều thuận của cây trước tác nhân kích thích.
3. Hướng động âm là khả năng vận động theo chiều nghịch của cây trước các tác nhân kích thích
4. Hướng động dương là cử động sinh trưởng của thân cây vươn về phía tác nhân kích thích.
A. 1,2,3
B. 2,3
C. 1,2,3,4
D. 2,3,4
Lời giải:
Các phát biểu đúng là 2,3,4
Ý (1) sai vì: hướng đất âm là vận động tránh xa nguồn kích thích tức là cử động sinh trưởng của cây hướng lên trên.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Tính hướng đất âm cùa thân và hướng đất dương của rễ, được sự chi phối chủ yếu của nhân tố nào sau đây?
A. Kích tố sinh trưởng xitôkinin
B. Chất kìm hãm sinh trưởng êtilen.
C. Kích tố sinh trưởng auxin
D. Kích tố sinh trưởng gibêrelin
Lời giải:
Tính hướng đất âm cùa thân và hướng đất dương của rễ do kích tố sinh trưởng auxin phân bố khác nhau ở thân và rễ
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Tính hướng đất âm của thân cây và hướng đất dương của rễ được sự chi phối chủ yếu của?
A. Hormone cytokinin
B. Hormone auxin
C. Ethylen
D. Hormone GA
Lời giải:
Tính hướng động (hướng đất âm và hướng đất dương) của cây là do hormone auxin chi phối.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Tác động nào của auxin dẫn đến kết quả hướng động của thân và rễ cây?
1. Kích thích sự sinh trưởng giãn của tế bào.
2. Tăng cường độ tổng hợp prôtêin của tế bào.
3. Tăng tốc độ phân chia của tế bào.
4. Làm tế bào lâu già.
A. 1,3
B. 1,2,4.
C. 3
D. 3,4.
Lời giải:
Auxin kích thích tế bào lớn lên và kích thích tốc độ phân chia nhanh của tế bào.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Auxin có tác động gì đến thân và rễ cây?
A. Auxin làm tế bào giãn dài và không phân chia
B. Auxin làm tế bào lâu già.
C. Auxin kích thích tế bào lớn lên và kích thích tốc độ phân chia nhanh của tế bào.
D. Cả A, B và C.
Lời giải:
Auxin kích thích tế bào lớn lên và kích thích tốc độ phân chia nhanh của tế bào.
Đáp án cần chọn là: C
Trắc nghiệm Cảm ứng ở thực vật - Bài 24: Ứng động
Câu 1: Ứng động là
A. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng
B. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích
C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng lúc vô hướng
D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định
Lời giải:
Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Một ứng động diễn ra ở cây là do
A. Tác nhân kích thích một phía
B. Tác nhân kích thích không định hướng
C. Tác nhân kích thích định hướng
D. Tác nhân kích thích của môi trường.
Lời giải:
Tác nhân kích thích của ứng động là các tác nhân không định hướng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không thuộc ứng động sinh trưởng :
A. Vận động liên quan đến đồng hồ sinh học
B. Các tế bào ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng khác nhau
C. Vận động liên quan đến hoocmon thực vật
D. Các tế bào ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng giống nhau
Lời giải:
D sai, Các TB ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng khác nhau
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Ứng động khác với hướng động ở đặc điểm nào ?
A. Có nhiều tác nhân kích thích
B. Tác nhân kích thích không định hướng
C. Có sự vận động vô hướng
D. Không liên quan đến sự phân chia tế bào
Lời giải:
Ứng động khác với hướng động là tác nhân kích thích của ứng động là không định hướng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Ứng động khác với hướng động ở tác nhân kích thích?
A. Từ một hướng
B. Từ con người
C. Từ trên xuống
D. Từ mọi hướng
Lời giải:
Ứng động khác với hướng động là tác nhân kích thích của ứng động là không định hướng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Hiện tượng ứng động có vai trò:
A. Giúp cây thích nghi một cách đa dạng với những biến đổi của môi trường
B. Giúp cây tồn tại và phát triển với tốc độ nhanh
C. Giúp cây phát triển theo nhịp sinh học
D. Tất cả đều đúng
Lời giải:
Ứng động có vai trò giúp cây thích nghi một cách đa dạng với những biến đổi của môi trường
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật là:
A. Giúp cây biến đổi quá trình sinh lí - sinh hoá theo nhịp đồng hồ sinh học.
B. Giúp cây biến đổi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.
C. Giúp cây phản ứng kịp thời trước những thay đổi của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển.
D. Giúp cây thích nghi đa dạng với những tác động của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.
Lời giải:
Ứng động có vai trò giúp cây thích nghi một cách đa dạng với những biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Ứng động sinh trưởng là:
A. Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng dãn dài của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.
B. Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng không do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng dãn dài của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.
C. Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng dãn dài của các tế bào tại một phía của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.
D. Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ chết đi của các tế bào tại một phía của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.
Lời giải:
Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng dãn dài của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Ứng động sinh trưởng là gì?
A. Là hình thức phản ứng của cây trước các tác nhân kích thích không định hướng.
B. Là sự vận động khi có tác nhân kích thích.
C. Là sự vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan có cấu trúc hình dẹt gây nên.
D. Là sự thay đổi trạng thái sinh lí - sinh hoá của cây khi có kích thích.
Lời giải:
Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan có cấu trúc hình dẹt gây nên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Những ứng động nào dưới đây là ứng động sinh trưởng ?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
B. Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại. khí khổng đóng và mở
C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ
D. Khí khổng đóng và mở.
Lời giải:
Các hiện tượng ứng động sinh trưởng là: hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức, ngủ của chồi cây bàng.
Khí khổng đóng mở và sự đóng mở của lá cây trinh nữ là ứng động không sinh trưởng vì không có sự phân chia tế bào → B,C,D sai
Đáp án cần chọn là: A
...................................
...................................
...................................