Lý thuyết, các dạng bài tập Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật có đáp án - Sinh học lớp 11
Lý thuyết, các dạng bài tập Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật có đáp án
Với Lý thuyết, các dạng bài tập Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật có đáp án Sinh học lớp 11 tổng hợp các dạng bài tập, bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Sinh học lớp 11.
- Tiêu hoá ở động vật là gì ? Các hình thức tiêu hóa ở động vật
- Hô hấp ở động vật là gì ? Đặc điểm bề mặt trao đổi khí, Các hình thức hô hấp chính
- Tuần hoàn máu - cấu tạo, chức năng, phân loại
- Cân bằng nội môi là gì ? Điều hoà áp suất thẩm thấu, Điều hoà pH nội môi
- Bài tập Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật có lời giải
- Trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật có đáp án
Tiêu hoá ở động vật
* Khái niệm :
- Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
* Các hình thức tiêu hoá :
- Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá thì thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ hoạt động của enzim thuỷ phân có trong bào quan lizôxôm.
- Ở động vật có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá theo cả hình thức ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hoá nội bào.
- Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào. Thức ăn sẽ được biến đổi cơ học và hoá học thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. Những chất không được tiêu hoá sẽ tích tụ thành phân và được thải ra ngoài.
* Tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật :
Để thích nghi với việc tiêu hoá các loại thức ăn khác nhau, ống tiêu hoá của động vật cũng biến đổi cho phù hợp với chức năng tương ứng. Cụ thể là :
+ Thú ăn thịt có sự phân hoá răng sâu sắc vì ngoài chức năng tiêu hoá, bộ răng của chúng còn để bắt mồi. Hàm lượng dinh dưỡng có trong thức ăn rất cao nên ở những loài này có kích thước ruột khá ngắn.
+ Thú ăn thực vật răng kém phân hoá hơn và do ăn thức ăn ít dinh dưỡng (cỏ, rơm,..) nên ruột kéo dài để tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thụ. Bên cạnh đó, thú ăn thực vật có dạ dày 4 ngăn (dạ cỏ, dạ lá sách, dạ tổ ong, dạ múi khế) hoặc dạ dày đơn với manh tràng rất phát triển. Đây là đặc điểm giúp hỗ trợ quá trình tiêu hoá xenlulôzơ nhờ sự có mặt của các vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng.
Hô hấp ở động vật
* Khái niệm :
Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ôxi hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
* Các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí :
Hiệu quả trao đổi khí của động vật liên quan chủ yếu đến các đặc điểm sau của bề mặt trao đổi khí :
+ Bề mặt trao đổi khí rộng.
+ Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.
+ Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
+ Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
* Các hình thức hô hấp chính :
Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, người ta phân chia thành 4 hình thức hô hấp chính, đó là :
+ Hô hấp qua bề mặt cơ thể
+ Hô hấp bằng hệ thống ống khí
+ Hô hấp bằng mang
+ Hô hấp bằng phổi.
Trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật
Câu 1: Bào quan nào đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá ?
A. Lizôxôm
B. Ribôxôm
C. Perôxixôm
D. Lục lạp
Câu 2: Mề là tên gọi khác của bộ phận nào trong ống tiêu hoá của chim ?
A. Ruột
B. Diều
C. Dạ dày tuyến
D. Dạ dày cơ
Câu 3: Dựa vào đặc điểm của cơ quan tiêu hoá, em hãy cho biết động vật nào dưới đây không cùng nhóm với những động vật còn lại ?
A. Sán dây
B. Thuỷ tức
C. Trùng roi xanh
D. Hải quỳ
Câu 4: Ở động vật nhai lại, ngăn nào được xem là dạ dày chính thức của chúng ?
A. Dạ tổ ong
B. Dạ cỏ
C. Dạ lá sách
D. Dạ múi khế
Câu 5: Động vật nào dưới đây có dạ dày đơn ?
A. Cừu
B. Lừa
C. Lạc đà
D. Nai
Câu 6: Trong dạ dày của động vật nhai lại, vi sinh vật tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ cộng sinh chủ yếu ở đâu ?
A. Dạ lá sách
B. Dạ tổ ong
C. Dạ cỏ
D. Dạ múi khế
Câu 7: Động vật nào dưới đây có túi tiêu hóa ?
A. Ếch giun
B. Trùng biến hình
C. Hải quỳ
D. Đỉa
Câu 8: Diều là một bộ phận trong ống tiêu hóa của động vật nào dưới đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Chim sẻ
C. Giun đất
D. Cào cào
Câu 9: Hàm trên của trâu không có loại răng nào dưới đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Răng trước hàm
C. Răng cửa
D. Răng hàm
Câu 10: Ruột của loài nào dưới đây ngắn hơn so với ruột của những loài còn lại ?
A. Lạc đà một bướu
B. Chó sói lửa
C. Linh dương đầu bò
D. Ngựa vằn
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đáp án | A | D | C | D | B | C | C | A | C | B |
...................................
...................................
...................................