X

Chuyên đề Sinh học lớp 11

Lý thuyết, các dạng bài tập Sinh trưởng ở thực vật có lời giải - Sinh học lớp 11


Lý thuyết, các dạng bài tập Sinh trưởng ở thực vật có lời giải

Với Lý thuyết, các dạng bài tập Sinh trưởng ở thực vật có lời giải Sinh học lớp 11 tổng hợp các dạng bài tập, bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Sinh trưởng ở thực vật từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Sinh học lớp 11.

Lý thuyết, các dạng bài tập Sinh trưởng ở thực vật có lời giải

Sinh trưởng ở thực vật

   * Khái niệm :

   Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

   * Phân loại :

   Sinh trưởng ở thực vật được phân thành 2 dạng : sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

   + Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh nằm ở đỉnh thân, cành và rễ. Sinh trưởng sơ cấp có ở mọi loài thực vật.

   + Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây thân gỗ, đây là kiểu sinh trưởng được tạo ra do hoạt động của mô phân sinh bên. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ.

   * Các nhân tố ảnh hưởng :

   Sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào 2 nhóm nhân tố chính, đó là nhân tố bên trong (đặc điểm di truyền, thời kì sinh trưởng…) và nhân tố bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ, nước, dinh dưỡng khoáng, ôxi,…).

Hoocmôn thực vật

   * Khái niệm :

   Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do thực vật tiết ra, có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.

   * Đặc điểm nổi trội :

   Các hoocmôn thực vật giống nhau ở những đặc tính sau :

   + Được tạo ra ở một nơi nhưng gây phản ứng ở một nơi khác

   + Gây ra những biến đổi mạnh mẽ trong cơ thể thực vật chỉ với một nồng độ cực thấp

   + Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.

   * Phân loại :

   Hoocmôn thực vật được phân chia thành 2 nhóm chính, đó là hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế.

   + Hoocmôn kích thích bao gồm auxin, gibêrelin, xitôkinin. Đặc điểm chung của những hooc môn này là kích thích sự dãn dài hoặc phân chia tế bào, nhờ vậy các kích thước các bộ phận nói riêng và cơ thể thực vật nói chung đều tăng đáng kể.

   + Hoocmôn ức chế bao gồm êtilen, axit abxixic. Các hoocmôn ức chế liên quan đến sự chín của quả, rụng lá và điều tiết trạng thái ngủ của hạt.

   * Vai trò :

   Ngày nay, nhiều hoocmôn thực vật được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, ví dụ: sử dụng auxin để kích thích ra rễ phụ ở cành giâm, sử dụng gibêrelin để làm tăng tốc độ phân giải tinh bột, sử dụng xitôkinin để kích thích hình thành chồi ở mô callus trong nhân giống vô tính, sử dụng êtilen để thúc quả mau chín,…

   Việc lạm dụng hoocmôn thực vật có thể gây ra nhiều nguy hại cho con người. Bởi vậy khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng này trong sản xuất nông nghiệp hay công nghiệp thực phẩm thì cần đặc biệt chú trọng đến liều lượng, thời gian phân giải hết để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Trắc nghiệm Sinh trưởng ở thực vật

Câu 1: Cây nào dưới đây ra hoa không phụ thuộc vào quang chu kì ?

   A. Sen cạn

   B. Mía

   C. Ngô

   D. Cà phê

Câu 2: Dựa vào quang chu kì, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại ?

   A. Đậu tương

   B. Rau bina

   C. Vừng

   D. Cà tím

Câu 3: Đối với thực vật, ánh sáng đỏ xa có tác dụng sinh lí nào dưới đây ?

   A. Thúc hạt nảy mầm

   B. Kích thích nở hoa

   C. Làm mở khí khổng

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 4: Khi bị chiếu sáng vào lúc nửa đêm, cây nào dưới đây vẫn có thể ra hoa bình thường ?

   A. Thược dược

   B. Mía

   C. Cà phê

   D. Lúa mì

Câu 5: Để thúc củ khoai tây nảy mầm, người ta thường sử dụng loại hoocmôn nào ?

   A. Gibêrelin

   B. Auxin

   C. Xitôkinin

   D. Êtilen

Câu 6: Dựa vào sự phụ thuộc quang chu kì, thực vật được phân chia thành mấy nhóm chính ?

   A. 4

   B. 3

   C. 2

   D. 5

Câu 7: Phitôcrôm có bản chất là

   A. axit nuclêic.

   B. saccarit.

   C. lipit.

   D. prôtêin.

Câu 8: Ánh sáng đỏ xa có bước sóng bằng bao nhiêu ?

   A. 730 nm

   B. 660 nm

   C. 700 nm

   D. 630 nm

Câu 9: Cây nào dưới đây là cây ngày dài ?

   A. Cúc

   B. Thanh Long

   C. Lạc

   D. Mía

Câu 10: Dựa vào quang chu kì, em hãy cho biết cây nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với cây thược dược ?

   A. Gai dầu

   B. Vừng

   C. Dâu tây

   D. Cà tím

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 910
Đáp án C B D D A B D A B C

...................................

...................................

...................................

Xem thêm các dạng bài tập Sinh học lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác: