Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 18: Mạch xử lí tín hiệu tương tự - Cánh diều
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 18: Mạch xử lí tín hiệu tương tự sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12.
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 18: Mạch xử lí tín hiệu tương tự - Cánh diều
I. Khái niệm tín hiệu tương tự
- Tín hiệu tương tự là tín hiệu có biên độ biến đổi liên tục theo thời gian.
- Tín hiệu tương tự thường được biểu diễn thông qua điện áp hoặc dòng điện.
II. Một số mạch xử lí tín hiệu tương tự
1. Mạch khuếch đại tín hiệu
- Vai trò: Làm tăng cường biên độ tín hiệu mà không làm thay đổi dạng tín hiệu.
- Linh kiện sử dụng: điện trở, tụ điện, transistor.
- Hoạt động: Tín hiệu vào bên trái có dạng hình sin với biên độ nhỏ hơn và tín hiệu ra bên phải đã được khuếch đại có biên độ lớn hơn và giữ nguyên dạng hình sin.
2. Mạch điều chế tín hiệu
- Vai trò: ghép tín hiệu cần truyền có tần số thấp với sóng điện từ có tần số cao để truyền đi xa.
- Có 2 cách điều chế:
+ Điều chế biên độ: thành phần biên độ của sóng mang thay đổi theo biên độ của tín hiệu cần truyền.
+ Điều chế tần số: thành phần tần số của sóng mang thay đổi theo biên độ của tín hiệu cần truyền.
- Hoạt động: hai đầu vào là sóng mang cao tần, tín hiệu đầu ra có tần số của sóng mang và biên độ thay đổi theo sóng âm thanh nên có năng lượng lớn, có thể truyền đi xa từ nơi phát đến nơi thu tín hiệu.
3. Mạch giải điều chế tín hiệu
- Vai trò: tách tín hiệu âm thanh gốc (thông tin hữu ích) ra khỏi sóng mang cao tần (sóng vô tuyến) đã được điều chế tại trạm phát.
- Hoạt động: Sóng điều chế đi vào mạch điều chế, mạch lọc giúp loại bỏ tín hiệu tần số lớn nên tín hiệu đầu ra có dạng tín hiệu âm thanh cần thu.