X

Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 20: Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thuỷ sản - Cánh diều


Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 20: Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thuỷ sản sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12.

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 20: Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thuỷ sản - Cánh diều

1. Công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn

1.1. Khái niệm

Là hệ thống nuôi trong đó nước thải từ bể nuôi được xử lí để tái sử dụng thông qua hệ thống bơm, lọc tuần hoàn.

1.2. Ưu và nhược điểm của công nghệ

- Ưu điểm:

+ Kiểm soát hoàn toàn chất lượng nước vào và ra.

+ Tăng hàm lượng oxygen và tạo dòng chảy kích thích cá lớn nhanh.

+ Mật độ nuôi cao, tăng năng suất và hiệu quả sử dụng thức ăn.

- Nhược điểm:

+ Chi phí đầu tư lớn.

+ Tiêu hao nhiều năng lượng

+ Đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao để vận hành.

1.3. Thành phần và nguyên lí hoạt động

a. Công nghệ lọc cơ học

+ Lọc thô: gom và loại bỏ các chất thải rắn có kích thước lớn ngay sau bể nuôi. Lọc thô có hạn chế là nhanh bị đầy, tắc nên thường xuyên phải vệ sinh.

+ Lọc qua trống lọc: gom các chất thải rắn có kích thước nhỏ, ít bị tắc nên có thể vận hành trong thời gian dài đồng thời cũng có khả năng bổ sung oxygen vào trong nước.

Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều Bài 20: Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thuỷ sản | Lâm nghiệp Thủy sản 12

b. Công nghệ lọc sinh học

- Loại bỏ các chất thải trong nước ở dạng hoà tan.

- Thiết kế bể chứa giá thể (hạt nhựa, xốp,...) tạo bề mặt cho vi sinh vật hiếu khí bám trên đó và sinh sống.

c. Công nghệ nano oxygen

- Tạo ra những hạt oxygen siêu nhỏ (cỡ nano) và ozone (O3) giúp tăng khả năng hoà tan oxygen trong nước (có thể đạt đến nồng độ từ 20 đến 30 mg/L) và tiêu diệt mầm bệnh.

- Ưu điểm: Tăng mật độ cá thả, rút ngắn từ 10 đến 30 % thời gian nuôi.

d. Công nghệ quản lí thức ăn

- Các cảm biến để nhận biết tình trạng đói của động vật thuỷ sản và tính toán lượng thức ăn phù hợp, chia nhỏ lượng thức ăn để tránh dư thừa, giảm ô nhiễm nước, hạn chế thất thoát dinh dưỡng và giảm chi phí lao động.

- Ưu điểm: tối ưu hoá khả năng tiêu hoá, tăng hấp thu các chất dinh dưỡng, từ đó giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả nuôi.

e. Công nghệ quan trắc và cảnh báo môi trường

- Xây dựng thông qua sự kết nối Internet của máy tính và công nghệ tự động hoá.

- Các chỉ tiêu môi trường, hoạt động động vật thuỷ sản được tự động quan trắc.

1.4. Ứng dụng công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn ở Việt Nam

- Áp dụng với những đối tượng có giá trị kinh tế cao hoặc ở những giai đoạn nhất định.

- Sử dụng phổ biến trong các trại sản xuất giống cá biển, tôm giống và nuôi cá cảnh.

2. Công nghệ Biofloc (BFT)

2.1. Khái niệm

Là việc sử dụng tập hợp các loài vi khuẩn, tảo, nguyên sinh động vật và các hạt vật chất hữu cơ để cải thiện chất lượng nước, xử lí chất thải và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

2.2. Ưu, nhược điểm của công nghệ biofloc

- Ưu điểm:

+ Có mức độ an toàn sinh học cao.

+ Ngăn ngừa sự xâm nhập của mầm bệnh

+ Cải thiện chất lượng nước, ít thay nước.

+ Sử dụng làm thức ăn cho các đối tượng nuôi giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả nuôi.

- Nhược điểm:

+ Người nuôi phải có kiến thức, kinh nghiệm và liên tục theo dõi hàm lượng C, N để đưa ra các giải pháp điều chỉnh tỉ lệ hợp lí.

+ Cần có sục khí liên tục làm gia tăng chi phí năng lượng.

Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều Bài 20: Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thuỷ sản | Lâm nghiệp Thủy sản 12

2.3. Ứng dụng công nghệ biofloc ở Việt Nam

- Được áp dụng ở các trại nuôi tôm thẻ chân trắng và cá rô phi thương phẩm do những đối tượng này có khả năng sử dụng các hạt flọc làm thức ăn.

- Tôm thẻ chân trắng có tỉ lệ sống cao (từ 70 đến 90%), giảm khoảng 10% chi phí thức ăn, năng suất có thể tăng từ 50 đến 60% so với hệ thống nuôi truyền thống

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 12 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: