Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 2: Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp - Cánh diều
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 2: Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12.
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 2: Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp - Cánh diều
1. Hoạt động cơ bản của lâm nghiệp
1.1. Quản lí rừng
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lí nhà nước về rừng.
- Nguyên tắc tổ chức, quản lí rừng:
+ Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, tổ chức quản lí, bảo vệ rừng, đảm bảo mọi diện tích rừng đều có chủ.
+ Chủ rừng thực hiện quản lí rừng bền vững; có trách nhiệm quản lí, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo quy chế.
- Các chủ thể quản lí rừng ở nước ta hiện nay:
+ Ban quản lí rừng đặc dụng.
+ Ban quản lí rừng phòng hộ.
+ Tổ chức kinh tế.
+ Lực lượng vũ trang.
+ Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục.
+ Hộ gia đình, cá nhân trong nước.
+ Cộng đồng dân cư.
+ Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
1.2. Bảo vệ rừng
- Phòng chống một số tác động tiêu cực của con người như:
+ Chặt phá rừng trái phép.
+ Đốt rừng làm nương rẫy…
- Phòng chống sâu hại rừng:
+ Sâu róm thông
+ Sâu ăn lá bồ đề…
- Phòng chống bệnh hại rừng:
+ Bệnh phấn trắng
+ Bệnh chổi xể
+ Bệnh gỉ sắt…
- Phòng cháy, chữa cháy rừng.
1.3. Phát triển rừng
* Mục đích:
- Tăng diện tích rừng
- Nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng.
* Hoạt động phát triển rừng:
- Tiến hành trồng mới rừng.
- Trồng lại rừng sau khai thác, bị thiệt hại do thiên tai hoặc do nguyên nhân khác.
- Xúc tiến tái sinh phục hồi rừng.
- Cải tạo rừng tự nhiên nghèo hoặc áp dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích, trữ lượng, chất lượng rừng.
1.4. Sử dụng rừng
- Bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gene sinh vật rừng, di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục.
- Bảo vệ nguồn nước; bảo vệ đất; chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống; chống sa mạc hóa; hạn chế thiên tai; điều hoà khí hậu; bảo vệ môi trường, quốc phòng và an ninh.
- Cung cấp lâm sản.
- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
- Cung cấp dịch vụ môi trường rừng.
1.5. Chế biến và thương mại lâm sản
- Chế biến lâm sản là hoạt động sử dụng sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ để tạo ra sản phẩm hữu ích, phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người.
- Hoạt động chế biến lâm sản là thế mạnh của chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp.
- Chính sách phát triển:
+ Hỗ trợ hoạt động xây dựng thương hiệu.
+ Xúc tiến thương mại.
+ Phát triển thị trường.
+ Cung cấp thông tin thị trường lâm sản trong nước và quốc tế.
2. Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp
2.1. Ngành sản xuất kinh doanh có chu kì dài
- Đối tượng sản xuất là rừng có chu kì sinh trưởng kéo dài và phát triển chậm.
- Hạn chế cho sản xuất lâm nghiệp là:
+ Tốc độ quay vòng vốn chậm, thời gian thu hồi vốn lâu.
+ Ảnh hưởng đến tình hình tổ chức sản xuất, tình hình quản lí, sử dụng các nguồn lực trong lâm nghiệp.
2.2. Quá trình tái sản xuất tự nhiên xen lẽ với quá trình tái sản xuất kinh tế
* Hai quá trình luôn diễn ra xen kẽ nhau
- Quá trình tái sản xuất tự nhiên:
+ Khái niệm: là quá trình sinh trưởng, phát triển của rừng bắt đầu từ khi cây mẹ gieo hạt tự nhiên, hạt nảy mầm, cây rừng lớn lên, ra hoa kết quả rồi lại lặp lại quá trình đó.
+ Không có sự can thiệp của con người.
- Quá trình tái sản xuất kinh tế:
+ Khái niệm: là quá trình lặp đi lặp lại sự phát triển của cây rừng dưới sự tác động của con người như hoạt động bón phân, làm cỏ, xới đất, ... nhằm đáp ứng mục đích của con người.
+ Con người trực tiếp can thiệp.
* Quá trình tái sản xuất tự nhiên giữ vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.
2.3. Sản xuất lâm nghiệp có tính thời vụ
- Tính thời vụ là đặc trưng của ngành sản xuất lâm nghiệp.
- Hoạt động cơ bản như: trồng rừng, chăm sóc rừng, khai thác một số lâm sản ngoài gỗ thường diễn ra tập trung vào một số tháng trong năm.
2.4. Địa bàn sản xuất lâm nghiệp thường có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn.
- Diện tích đất lâm nghiệp phần lớn có đặc điểm: độ dốc cao, địa hình chia cắt phức tạp, hiểm trở, đất nghèo dinh dưỡng và xa khu dân cư.
- Diễn ra ở vùng sâu, vùng xa nơi có điều kiện tự nhiên phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển