[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hà Nội có đáp án (10 đề)


[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hà Nội có đáp án (10 đề)

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hà Nội có đáp án (10 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Ngữ Văn 8 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ Văn lớp 8.

[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hà Nội có đáp án (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Hà Nội

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến 1 buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt. (1.0)

Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn là gì? (1.0)

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của phép so sánh có trong đoạn văn. (1.0)

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Kể lại một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng, (có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm).

----------HẾT----------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt: miêu tả (1.0)

Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn: miêu tả cảnh biển vào buổi sớm. (1.0)

Câu 3. (1.0)

- Phép so sánh (0.5)

+ Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

+ Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc

+ loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.

- Tác dụng (0.5)

+ Phép so sánh đã gợi tả được cảnh biển một cách sinh động, hấp dẫn.

+ Thể hiện cảm xúc của tác giả.

+ Gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng trình tự kể chuyện, kết hợp yếu tố miêu tả biểu cảm.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc

Thân bài:

a. Hoàn cảnh xảy ra việc:

- Không gian

- Thời gian

b. Diễn biến sự việc:

- Hành động của em.

- Hành động của các nhân vật khác.

- Nêu cảm xúc của các nhân vật.

Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ về việc làm của mình

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

----------HẾT----------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Hà Nội

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Câu 1. (3.0 điểm)

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử vs tôi như thế này à?

(Lão Hạc, Nam Cao)

a. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? (1.0 điểm)

b. Nêu nội dung chính của đoạn trích. (2.0 điểm)

Cân 2. (3.0 điểm)

Đọc lại đoạn trích ở câu 1 và trả lời câu hỏi sau:

a. Chỉ ra các thán từ và cho biết các thán từ có trong đoạn trích biểu thị điều gì?

b. Đặt câu với các thán từ em vừa tìm được.

Câu 3. (4.0 điểm)

Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.

----------HẾT----------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1. (3.0 điểm)

a. Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên: tự sự (1.0 điểm)

b. Sự ân hận và dằn vặt của lão Hạc khi bán cậu vàng. (2.0 điểm)

Cân 2. (3.0 điểm)

a. (2.0 điểm)

- Thán từ: A (1.0)

- Tác dụng:

+ A: Thán từ dùng để bộc lộ cảm xúc (1.0)

b. Học sinh đặt câu đúng ngữ pháp và sử dụng thán từ vừa tìm được (1.0)

Câu 3. (4.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng đối tượng và trình tự tự sự.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

Giới thiệu hoàn cảnh nhớ kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.

Thân bài

- Trước ngày khai giảng

+ Tâm trạng của em.

+ Sự chuẩn bị trước ngày khai giảng.

- Trên đường đến trường

+ Khung cảnh đến trường.

+ Tâm trạng của em trên đường.

+ Hình ảnh của các bạn học sinh khác.

- Vào sân trường

+ Khung cảnh sân trường.

+ Cảnh em chia tay mẹ.

- Vào lớp

+ Không gian mới mẻ của lớp học.

+ Cảm xúc khi gặp bạn bè mới, cô giáo mới.

Kết bài

Đây là kỉ niệm mà em không bao giờ quên trong cuộc đời mình.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

----------HẾT----------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Hà Nội

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:

Thế là em quẹt tất cả que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ nắm lấy tay em rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi , chẳng còn đói rét , đau buồn nào đe dọa họ nữa . Họ đã bay về chầu Thượng đế.

Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (1.0 điểm) Nội dung của đoạn văn trên là gì?

Câu 3 (1.0 điểm) Qua nội dung của đoạn văn trên, tác giả muốn gửi gắm chúng ta điều gì?

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm) Đặt 4 câu có sử dụng tình thái từ khác nhau? Chỉ ra loại tình thái từ đó?

Câu 2. (5.0 điểm) Kể về một người thân của em.

----------HẾT----------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Câu 1. (1.0 điểm)

- Tác phẩm: Cô bé bán diêm

- Tác giả: An-đéc-xen

Câu 2. (1.0 điểm)

Nội dung của đoạn văn trên: cái chết của cô bé bán diêm.

Câu 3 (1.0 điểm)

Thông điệp: Hãy là những que diêm để thắp sáng và sưởi ấm trái tim cho những con người bất hạnh, đáng thương hơn mình.

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

- Học sinh đặt câu có sử dụng tình thái từ và chỉ ra loại tình thái từ đó.

Câu 2. (5.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng đối tượng tự sự.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

- Giới thiệu về người thân ấy.

Thân bài

- Miêu tả người thân.

+ Vóc dáng, ngoại hình

+ Tính cách

Đối với mọi người xung quanh

Đối với gia đình

Đối với bản thân

- Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân.

- Cảm nhận về người thân.

Kết bài

- Khẳng định lại tình cảm của em và người thân ấy.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

----------HẾT----------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Hà Nội

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Câu 1. (2.0 điểm)

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da trắng mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng trở lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường

a. Đoạn văn được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của đoạn văn

c. Tìm trường từ vựng chỉ các bộ phận cơ thể của con người và chỉ ra ít nhất hai từ tượng hình có trong đoạn văn.

d. Đoạn trích thể hiện tâm trạng, cảm giác gì của nhân vật tôi?

Câu 2. (2.0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 8 -10 câu) theo cấu trúc diễn dịch với nội dung: Nguyên nhân dẫn tới cái chết của lão Hạc (trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao).

Câu 3. (6.0 điểm)

Nhập vai Xiu trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O.Hen-ri, em hãy viết bài văn kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

----------HẾT----------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1. (2.0 điểm)

a. Đoạn văn được trích từ văn bản Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng (0.5)

b.

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự (0.25)

- Ngôi kể của đoạn văn: ngôi thứ nhất, người kể xưng tôi (0.25)

c.

- Trường từ vựng chỉ các bộ phận cơ thể của con người: nách, gương mặt, đôi mắt, nước da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, khuôn miệng (0.25)

- Hai từ tượng hình có trong đoạn văn: xơ xác, xinh xắn (0.25)

d) Tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi được thể hiện qua đoạn văn: Niềm sung sướng, hạnh phúc thiêng liêng của tình mẫu tử, qua đó thể hiện tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng dành cho người mẹ bất hạnh. (0.5)

Câu 2. (2.0 điểm)

Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

- Lão Hạc là một người nghèo khổ nhưng có lòng tự trọng, không muốn gây phiền hà lối xóm. Lão là con người hết sức tự trọng, quyết không nhận bố thí. Trong tình cảnh túng quẫn, tuyệt vọng lão Hạc đã bị đẩy vào con đường chết để giải thoát.

- Lão tự nguyện tìm đến cái chết một cách tự nguyện cũng. Lão Hạc người khí tiết, có lòng tự trọng. Thà chịu đói, chịu chết chứ không nhờ người khác. Cái chết đau đớn là do lão tự chọn. Lão Hạc là con người “đói cho sạch, rách cho thơm”, con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống.

Suy cho cùng đây số phận chung của những người trước cách mạng tháng Tám nghèo đói và túng quẫn.

Câu 3. (6.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng trình tự tự sự, ngôi kể

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về bản thân

+ Họa sĩ trẻ, tên Xiu

+ Thuê nhà trọ với cô bạn Giôn – xi và cụ Bơ – men.

Thân bài

- Kể về bản thân:

- Kể về người bạn Giôn – xi tội nghiệp

+ Hoàn cảnh: là một cô họa sĩ trẻ, mắc bệnh phổi và nghèo túng

+ Dáng vẻ: cặp mắt mở to, thẫn thờ nhìn tấm mành.

+ Giọng nói thều thào.

+ Có suy nghĩ tiêu cực: khi những chiếc thường xuân ngoài kia rụng hết, sự sống của cô cũng sẽ chấm dứt.

- Kể về tình huống bất ngờ: chiếc lá vẫn còn trên cây

- Được tin cụ Bơ – men chết vì sưng phổi

Kết bài

- Thái độ và lời hứa với cụ Bơ - men

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

----------HẾT----------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Hà Nội

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.

Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở 1 xó tường, người ta thấy 1 em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.

(SGK Ngữ văn 8, tập l, NXBGDVN)

Câu 1. (0.75 điểm) Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả và thể loại tác phẩm.

Câu 2. (1.0 điểm) Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích trên.

Câu 3. (1.0 điểm) Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ “thiên nhiên" trong đoạn văn.

Câu 4. (1.25 điểm) Qua đoạn trích, em thấy tình cảm của tác giả dành cho cô bé bán diêm như thế nào?

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

Viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm với sự việc kể về một việc tốt mà em đã làm.

----------HẾT----------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Câu 1. (0.75 điểm)

- Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm Cô bé bán diêm.

- Cho biết tên tác giả: An – đéc – xen

- Thể loại tác phẩm: truyện cổ tích

Câu 2. (1.0 điểm)

- Nội dung: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.

Câu 3. (1.0 điểm)

Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên trong đoạn văn: tuyết, trời, mặt đất, mặt trời, bầu trời.

Câu 4. (1.25 điểm)

Thái độ của tác giả: Thương cảm, ái ngại trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé và sự phẫn nộ trước thái độ thờ ơ của mọi người trong truyện.

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng trình tự kể chuyện, kết hợp yếu tố miêu tả biểu cảm.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

- Nêu hoàn cảnh, thời gian diễn ra sự việc.

Thân bài

- Kể diễn biến sự việc:

+ Việc tốt đó là gì? Xảy ra ở đâu?

+ Suy nghĩ của em khi làm công việc đó.

+ Hành động cụ thể của em khi đó.

- Việc làm của em đã mang lại ích lợi như thế nào.

Kết bài

- Cảm giác của em sau khi làm được một việc tốt.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

----------HẾT----------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Hà Nội

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến....Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

(Ngữ văn 8 - tập 1, trang 16)

Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (1.0 điểm) Từ lấy trong câu văn: Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà thuộc từ loại gì? Nêu tác dụng của từ loại ấy trong câu văn.

Câu 3. (2.0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận ngắn (từ 6-8 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo.

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm)

Kể về một người có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của em.

----------HẾT----------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 6

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):

Câu 1. (1.0 điểm)

- Đoạn văn trên được trích từ văn bản: Trong lòng mẹ (0.5)

- Tác giả: Nguyên Hồng (0.5)

Câu 2. (1.0 điểm)

- Từ lấy trong câu văn: Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tối lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà thuộc từ loại: trợ từ (0.5)

- Nêu tác dụng của từ loại ấy trong đoạn văn: Trợ từ lấy có tác dụng nhấn mạnh mức tối thiểu, tới việc đã rất lâu không nhận được bất cứ một lá thư, lời hỏi thăm, sự quan tâm của mẹ. (0.5)

Câu 3. (2.0 điểm)

Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

- Lòng hiếu thảo là truyền thống lâu đời tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Thân bài

a. Định nghĩa

– Lòng hiếu thảo là gì?

– Biểu hiện lòng hiếu thảo: Qua lời nói, cử chỉ và hành động:

+ Của con cái đối với cha mẹ

+ Của con cháu đối với ông bà, tổ tiên: Kính trọng; lễ phép; chăm lo; phụng dưỡng; yêu thương; tôn kính

b. Ý nghĩa của lòng hiếu thảo

– Thể hiện nếp sống văn hóa người Việt

– Gợi nhớ về nguồn cội

– Xóa bỏ sự vô cảm; khoảng cách giữa những người thân trong gia đình

– Thể hiện sự đền ơn đáp nghĩa

– Xã hội phát triển, văn minh hơn

c. Tại sao con người cần có lòng hiếu thảo

– Để thực hiện chức năng gia đình

– Để báo đáp công ơn sinh thành nuôi dưỡng

– Để hoàn thiện bản thân

d. Dẫn chứng về lòng hiếu thảo

e. Mở rộng

– Đi ngược lại với lòng hiếu thảo: Bất hiếu; ăn chơi sa đọa; bỏ bê học hành

– Lòng hiếu thảo được mở rộng hơn là lòng hiếu nghĩa

f. Liên hệ bản thân

– Tích cực học tập; tu dưỡng đạo đức

– Giúp đỡ ông bà cha mẹ

– Giúp đỡ cộng đồng

Kết bài

– Nêu tầm quan trọng của lòng hiếu thảo.

– Trách nhiệm bản thân đối với người sinh thành.

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm) :

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng đối tượng tự sự.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

- Giới thiệu về người thân ấy.

Thân bài

- Miêu tả người thân

+ Vóc dáng, ngoại hình

+ Tính cách

Đối với mọi người xung quanh

Đối với gia đình

Đối với bản thân

- Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân

- Cảm nhận về người thân

Kết bài

- Khẳng định lại tình cảm của em và người thân ấy

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

----------HẾT----------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Hà Nội

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.

Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Câu 1. (0.5 điểm) Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Của tác giả nào?

Câu 2. (1.0 điểm) Nêu nội dung của đoạn trích trên?

Câu 3. (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 4. (1.0 điểm) Tìm các từ láy trong đoạn trích?

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

Câu 1 (2.0 điểm) Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm trong một đoạn văn khoảng 10 câu.

Câu 2 (5.0 điểm) Đóng vai bà lão hàng xóm bên cạnh nhà chị Dậu kể lại cảnh tượng cai lệ và người nhà lí trưởng đến độc thúc sưu (trong đó có dùng yếu tố miêu tả và biểu cảm).

----------HẾT----------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 7

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1. (0.5 điểm)

- Đoạn trích trên được trích trong văn bản: Tôi đi học

- Tác giả: Thanh Tịnh

Câu 2. (1.0 điểm)

- Tâm trạng náo nức về kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.

Câu 3. (0.5 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: tự sự

Câu 4. (1.0 điểm)

- Từ láy: bàng bạc, nao nức, rụt rè, tưng bừng, rộn rã, âu yếm.

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

Câu 1. (2.0 điểm)

Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm:

Trong đêm giao thừa gió tuyết đầy phố có một cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ bố mắng. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi quẹt một que diêm để sưởi ấm. Em quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra. Em quẹt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba, cây thông Nô-en xuất hiện. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà nội. Sáng hôm sau, cô bé bán diêm đã chết trong giá rét.

Câu 2. (5.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng trình tự tự sự, ngôi kể

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

- Giới thiệu bản thân

Thân bài

- Giới thiệu tóm tắt hoàn cảnh của gia đình chị Dậu.

+ Nhà đông con, lại nghèo đói mất mùa.

+ Không có tiền đóng sưu thuế.

+ Phải bán cả đàn chó và bán cả con mới đủ tiền đóng sưu thuế cho chồng.

- Chị Dậu sang nhà tôi xin gạo, kể về việc hôm qua anh Dậu bị đánh.

- Chứng kiến cảnh cai lệ đến nhà chị Dậu đòi sưu.

+ Tôi chạy sang đã thấy bọn cai lệ đã ở trong nhà rồi.

+ Chúng cứ nhào vào người anh Dậu đòi bắt trói.

+ Chị Dậu van xin, nài nỉ nhưng không được. Chị đã vùng dậy đánh bọn chúng.

+ Bọn cai lệ bỏ về và nói vọng lại là đòi bắt trói anh chị đi tù.

Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của bản thân.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

----------HẾT----------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Hà Nội

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.

Câu 1 (0.5 điểm): Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu là gì?

Câu 2 (1.0 điểm):Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động gì?

Câu 3 (1.5 điểm): Viết một đoạn văn với chủ đề vươn lên trong cuộc sống.

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

Câu 1 (2.0 điểm)

Em hãy viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu tóm tắt lại tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao.

Câu 2 (5.0 điểm)

Em hãy kể lại kỉ niệm đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học của em.

----------HẾT----------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 8

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Câu 1. (0.5 điểm)

Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu: một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.

Câu 2. (1.0 điểm)

Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động: Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những chú trai không chịu được đau xót nên đã chết. Những cơ thể trai sống thì lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót.

Câu 3. (1.5 điểm)

Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:

- Vươn lên trong cuộc sống là gì: là tinh thần tự lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hướng đến những điều tốt đẹp.

- Tại sao con người phải vươn lên trong cuộc sống: để vượt qua giới hạn của bản thân; để có được những điều tốt đẹp hơn,…

- Bản thân cần làm gì: nỗ lực học tập, tích cực trau dồi đạo đức, rèn luyện tính kiên cường,…

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

Câu 1. (2.0 điểm)

Lão Hạc là 1 người nông dân sống cô độc một mình trong cảnh nghèo khó, chỉ có 1 con chó làm bạn mà lão hay gọi là cậu Vàng. Con trai của lão do quá nghèo đến nỗi không có tiền lấy vợ mà bỏ đi làm trong đồn điền cao su. Lão cũng phải đi làm mướn làm thuê mới đủ kiếm sống. Sau 1 trận ốm nặng dai dẳng thì sức già yếu ớt cộng thêm bệnh tật làm lão không còn đủ sức để đi làm thuê như trước nữa. Lựa chọn cuối cùng, lão phải bán con chó Vàng mà lão yêu quý hết mực. Rồi sau đó, lão mang số tiền chắt chiu, dành dụm được cùng mảnh vườn sang gửi ông Giáo. Sau đó mấy hôm tiếp lão chỉ ăn sung luộc, khoai, rau má...Một hôm, lão sang nhà Binh Tư để xin ít bả chó và chỉ nói là đánh bả con chó nhà nào đó để giết thịt nhưng sự thực là lão dùng bả chó để tự kết liễu đời mình.

Câu 2 (5.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng đối tượng và trình tự tự sự.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

Giới thiệu hoàn cảnh nhớ kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.

Thân bài

- Trước ngày khai giảng

+ Tâm trạng của em.

+ Sự chuẩn bị trước ngày khai giảng.

- Trên đường đến trường

+ Khung cảnh đến trường.

+ Tâm trạng của em trên đường.

+ Hình ảnh của các bạn học sinh khác.

- Vào sân trường

+ Khung cảnh sân trường.

+ Cảnh em chia tay mẹ.

- Vào lớp

+ Không gian mới mẻ của lớp học.

+ Cảm xúc khi gặp bạn bè mới, cô giáo mới.

Kết bài

Đây là kỉ niệm mà em không bao giờ quên trong cuộc đời mình.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

----------HẾT----------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Hà Nội

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

Câu 1. (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng giữa cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được lại có tiếng người ghét cậu.

Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận lại điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002)

a. (1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

b. (1.0 điểm) Câu nói Ai gieo gió thì ắt gặt bão gợi cho em nghĩ đến thành ngữ nào? Hãy giải thích ý nghĩa thành ngữ đó.

c. (1.0 điểm) Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì?

Câu 2. (7.0 điểm)

Kể lại một việc tốt mà em đã làm.

----------HẾT----------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 9

Câu 1. (3.0 điểm)

a. (1.0 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự

b. (1.0 điểm) Câu nói Ai gieo gió thì ắt gặt bão” gợi cho em nghĩ đến câu nói Gieo nhân nào gặt quả nấy.

Ý nghĩa tục ngữ gieo nhân nào gặt quả nấy có nghĩa là khi bạn ở hiền thì gặp lành và khi bạn đối xử không tốt với ai thì sau này bạn sẽ bị người ta đối xử không tốt lại, và cứ thế cứ thế thì những đời kế tiếp bạn cũng sẽ bị như thế, vì thế hãy sống tốt và biết giúp đỡ người khác như thương người như thể thương thân thì sau này bạn nhận lại sẽ là lòng tốt của họ đối với mình.

c. (1.0 điểm)

Thông điệp: Con người nếu cho đi những điều gì sẽ nhận lại được những điều như vậy, cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận được điều tốt đẹp.

Câu 2. (7.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng trình tự kể chuyện, kết hợp yếu tố miêu tả biểu cảm.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

- Nêu hoàn cảnh, thời gian diễn ra sự việc.

Thân bài

- Kể diễn biến sự việc:

+ Việc tốt đó là gì? Xảy ra ở đâu?

+ Suy nghĩ của em khi làm công việc đó.

+ Hành động cụ thể của em khi đó.

- Việc làm của em đã mang lại ích lợi như thế nào.

Kết bài

- Cảm giác của em sau khi làm được một việc tốt.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

----------HẾT----------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Hà Nội

Năm học 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này lắng nghe hoa vải nở […].

Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhảy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hòa quyện vào nhau tạo nên không gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ may… Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngào ngạt này, chủ vườn đã gọi đàn ong yêu về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản hợp xướng cổ súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời.

(Trích Về quê vải, Thu Hà, Góc xanh khoảng trời Tr. 147, NXB Văn học, 2013)

Câu 1: Nhân vật tôi trong đoạn trích trên trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều để làm gì?

Câu 2: Đoạn văn trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3: Tìm các từ láy có trong đoạn trích và cho biết tác dụng của chúng?

Câu 4: Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với miền đất được gọi là miền hoa của giấc mơ ngọt ngào?

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Kể về một người thân của em.

----------HẾT----------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 10
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Câu 1.

- Nhân vật tôi trong đoạn trích trên trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều lắng nghe hoa vải nở (0.5)

Câu 2.

- Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm (0.5)

Câu 3.

- Các từ láy: chênh vênh, nhẹ nhàng, phành phạch, ngàn ngạt, li ti, dại dột, ngào ngạt, vo ve, rộn rã. (0.5)

- Tác dụng: diễn tả vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên và tình cảm của nhân vật tôi trước vẻ đẹp đó. (0.5)

Câu 4.

Tình cảm của tác giả với miền hoa của giấc mơ ngọt ngào: yêu say, gắn bó tha thiết… (1.0)

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng đối tượng tự sự.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

- Giới thiệu về người thân ấy.

Thân bài

- Miêu tả người thân.

+Vóc dáng, ngoại hình

+ Tính cách

Đối với mọi người xung quanh

Đối với gia đình

Đối với bản thân

- Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân.

- Cảm nhận về người thân.

Kết bài

- Khẳng định lại tình cảm của em và người thân ấy.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

----------HẾT----------

Xem thêm các đề thi Ngữ Văn lớp 8 chọn lọc, có đáp án hay khác: