X

Lý thuyết Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống


Haylamdo sưu tầm và biên soạn lý thuyết Địa Lí lớp 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 10.

Lý thuyết Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống

I. Sử dụng bản đồ trong học tập địa lí

- Việc sử dụng bản đồ trong học tập địa lí giúp tìm hiểu kiến thức về tự nhiên, kinh tế - xã hội và rèn luyện các kĩ năng đọc bản đồ, vẽ lược đồ, tính toán, so sánh,…

Lý thuyết Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống (ảnh 1)

Hình 2. Địa hình Việt Nam

- Để sử dụng hiệu quả bản đồ chúng ta phải tiến hành:

+ Xác định yêu cầu và mục đích của việc sử dụng bản đồ.

+ Lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung hay mục đích cần tìm hiểu.

+ Định hướng những nội dung cần khai thác từ bản đồ, sau đó lần lượt khai thác từng nội dung.

- Sử dụng bản đồ cần phải hiểu rõ mối quan hệ tương hỗ và nhân quả giữa các đối tượng địa lí, đồng thời phải biết phát triển tư duy không gian.

II. Sử dụng bản đồ trong đời sống

- Bản đồ được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động và lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ hay các dự án, quy hoạch phát triển vùng, việc xây dựng các công trình thuỷ lợi,... người ta đều phải sử dụng bản đồ.

- Đối với lĩnh vực quân sự, để xây dựng các phương án tác chiến, lợi dụng địa hình, địa vật trong phòng thủ và tấn công,... càng cần phải sử dụng tốt các loại bản đồ.

1. Xác định vị trí

- Xác định vị trí địa lí một địa điểm trên bản đồ dựa vào hệ thống lưới kinh, vĩ tuyến.

- Đối với các bản đồ số, việc xác định vị trí dựa vào hệ thống định vị toàn cầu (GPS).

2. Tìm đường đi

Bước 1: Chọn bản đồ hành chính hoặc bản đồ giao thông có địa danh bạn cần tìm.

Bước 2: Xác định vị trí xuất phát và điểm đến trên bản đồ.

Bước 3: Xác định lộ trình bằng cách chọn tuyến đường gần nhất nối vị trí xuất phát và điểm đến.

3. Tính khoảng cách địa lí

- Biết khoảng cách giữa các địa điểm để tính toán thời gian, lựa chọn phương tiện, chủ động lên kế hoạch cho việc đi lại và làm việc của mình.

- Muốn tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ ta làm như sau:

+ Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trên bản đồ.

+ Căn cứ vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng cách trên thực tế.

- Tùy mục đích sử dụng và với các bản đồ khác nhau, chúng ta có những cách tiếp cận và sử dụng khác nhau.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay khác: