X

Lý thuyết Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 27: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề và định hướng phát triển nông nghiệp


Haylamdo sưu tầm và biên soạn lý thuyết Địa Lí lớp 10 Bài 27: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề và định hướng phát triển nông nghiệp sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 10.

Lý thuyết Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 27: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề và định hướng phát triển nông nghiệp

I. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

1. Quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

a. Quan niệm

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các cơ sở sản xuất nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác sản xuất; cho phép sử dụng hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.

b. Vai trò

- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tạo ra những tiền đề cần thiết để sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội của các vùng lãnh thổ, các nước trên thế giới.

- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất lao động xã hội.

- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tạo các điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác nhau.

2. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trên thế giới rất đa dạng với nhiều quy mô và cấp độ khác nhau.

Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Vai trò

Đặc điểm

Trang trại

- Là hình thức sản xuất cơ sở, có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp (cả về kinh tế, xã hội và môi trường).

- Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, xã hội,...

- Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

- Quy mô sản xuất (đất đai, vốn,...) tương đối lớn.

- Cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ.

- Có thuê lao động để phục vụ sản xuất.

Thể tổng hợp nông nghiệp

- Là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở mức độ cao nhằm tạo điều kiện thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp.

- Góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh theo lãnh thổ, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp.

- Là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung được hình thành dựa trên thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội để sản xuất ra các nông sản có thế mạnh.

- Có mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

- Mức độ sản xuất tập trung cao, sản xuất chuyên môn hóa để đạt năng suất lao động cao nhất.

Vùng nông nghiệp

- Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nhằm góp phần sử dụng hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của vùng.

- Là cơ sở hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.

- Có lãnh thổ rộng lớn và ranh giới xác định, được hình thành dựa trên sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, cơ sở vật chất - kĩ thuật nông nghiệp, cơ cấu sản xuất,...

- Sản xuất các sản phẩm chuyên môn hóa trên cơ sở phát huy thế mạnh của vùng.

II. Một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại

- Về tổ chức sản xuất nhiều nước trên thế giới đã hình thành những cánh đồng lớn, các vùng chuyên canh cây trồng nhằm cho phép áp dụng máy móc, công nghệ để tối ưu hóa năng suất và hạn chế sức lao động của con người.

- Đối tượng lao động trong nông nghiệp: ngày càng đa dạng để đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp: ngày càng được chú trọng nhằm tạo ra nông sản có năng suất cao, thích nghi với biến đổi khí hậu.

- Vấn đề liên kết giữa các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp: bao gồm liên kết giữa khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản ngày càng được chú trọng.

III. Định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai

* Khái niệm

Phát triển nông nghiệp bền vững là xu hướng cho nền nông nghiệp thế giới trong tương lai để giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng gia tăng của xã hội; đồng thời sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

* Định hướng

- Nông nghiệp xanh: là cách thức phát triển ngành nông nghiệp, trong đó tối đa hóa cơ hội khai thác các nguồn tài nguyên sạch, dẫn đến một mô hình nông nghiệp tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường => Nhằm xây dựng một nền nông nghiệp văn minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: các công nghệ mới không những góp phần sử dụng tiết kiệm tài nguyên, tăng năng suất và sản lượng nông sản mà còn hạn chế sức lao động của con người => Nhằm tăng sinh lợi, hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường hơn.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay khác: