Bài 221, 222, 223, 224 trang 34 SBT Toán 6 tập 1
Bài 221, 222, 223, 224 trang 34 SBT Toán 6 tập 1
Bài 221 (trang 34 Sách bài tập Toán 6 Tập 1) : Toán cổ: Một bà mang một rổ trứng ra chợ. Dọc đường gặp một và vô ý đụng phải, rổ trứng rơi xuống đất. Bà kia tỏ ý muốn đền lại bèn hỏi:
- Bà cho biết trứng trong rổ có bao nhiêu trứng?
Bà có rổ trứng trả lời:
- Tôi chỉ nhớ rằng số trứng đó chia cho 2, cho 3, cho 4, cho 5, cho 6 lần nào cũng còn thừa ra một quả, nhưng chia cho 7 thì không thừa quả nào. À, mà số trứng chưa đến 400 quả.
Tính xem trong rổ có bao nhiêu quả trứng?
Lời giải:
Gọi m (m ∈ N và m < 400) là số trứng có trong rổ.
Theo đề bài, ta có:
m - 1 ⋮ 2; m - 1 ⋮ 3; m - 1 ⋮ 4; m - 1 ⋮ 5 và m - 1 ⋮ 6
Suy ra: m – 1 là bội chung của 2; 3; 4; 5; 6
Ta có: 2 = 2
3 = 3
4 = 22
5 = 5
6 = 2 . 3
BCNN(2; 3; 4; 5; 6) = 22 . 3 . 5 = 60
BC(2; 3; 4; 5; 6) = {0; 60; 120; 180; 240; 300; 360; 420; ...}
Suy ra: m – 1 ∈ {60; 120; 180; 240; 300; 360}
m = {61; 121; 181; 241; 301; 361}
Vì m ⋮ 7 nên m = 301
Vậy rổ trứng có 301 quả.
Bài 222 (trang 34 Sách bài tập Toán 6 Tập 1) : Gọi P là tập hợp các số nguyên tố, A là tập hợp các số chẵn, B là tập hợp các số lẻ.
a) Tìm giao của các tập hợp A và P, A và B.
b) Dùng ký hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa các tập hợp P, N, N*.
c) Dùng ký hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa mỗi tập hợp A, B với mỗi tập hợp N, N*.
Lời giải:
a) P ∩ A = {2}; A ∩ B = ∅
b) P ⊂ N; P ⊂ N*; N* ⊂ N
c) A ⊂ N; B ⊂ N; B ⊂ N*
Bài 223 (trang 34 Sách bài tập Toán 6 Tập 1) : Cho hai tập hợp A = {70; 10}; B = {5; 14}. Viết tập hợp các giá trị của biểu thức:
a) x + y với x ∈ A, y ∈ B
b) x - y với x ∈ A, y ∈ B
c) x . y với x ∈ A, y ∈ B
d) x : y với x ∈ A, y ∈ B và thương x : y là số tự nhiên.
Lời giải:
a) {75; 84; 15; 24}
b) {65; 56; 5}
c) {350; 980; 50; 140}
d) {14; 5; 2}.
Bài 224 (trang 34 Sách bài tập Toán 6 Tập 1) : Lớp 6A có 25 học sinh thích môn Toán, có 25 học sinh thích môn Văn, trong đó có 13 học sinh thích cả hai môn Toán và Văn. Có 9 học sinh không thích cả Toán lẫn Văn.
a) Dùng sơ đồ vòng tròn để minh họa:
- Tập hợp T các học sinh lớp 6A thích Toán
- Tập hợp V các học sinh lớp 6A thích Văn
- Tập hợp K các học sinh lớp 6A không thích cả Toán lẫn Văn
- Tập hợp A các học sinh lớp 6A
b) Trong các tập hợp T, V, K, A có tập hợp nào là tập hợp con của một tập hợp khác?
c) Gọi M là tập hợp các học sinh của lớp 6A thích cả hai môn Toán và Văn. Tìm giao của các tập hợp: T và V, T và M, V và M, K và T, K và V.
d) Tính số học sinh của lớp 6A.
Lời giải:
a) Minh họa bằng hình vẽ
b) T ⊂ A
V ⊂ A
K ⊂ A
c) T ∩ V = M
T ∩ M = M
V ∩ M = M
K ∩ T = ∅
K ∩ V = ∅
d) Số học sinh của lớp 6A là:
(24 + 25 – 13) + 9 = 45 (học sinh)