X

Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8

Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Bố cục của văn bản


Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Bố cục của văn bản

Với bài Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Bố cục của văn bản hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi cũng như hiểu rõ bài học và học tốt môn Ngữ Văn lớp 8 hơn.

Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Bố cục của văn bản

Câu 1 (Bài tập 1 trang 26 - 27 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

    - Đoạn (a) trình bày ý theo cách:

        + Chủ đề: Cánh rừng chim đông đúc, náo động ở phương Nam.

        + Cách triển khai chủ đề: Theo trình tự từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ gần đến xa

    - Đoạn (b) trình bày ý theo cách:

        + Chủ đề: Vẻ đẹp Ba Vì biến đổi theo mùa trong năm, theo giờ trong ngày.

        + Cách triển khai chủ đề:

    Miêu tả vẻ đẹp Ba Vì theo trình tự không gian (Khi thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, khi sương mù tỏa biếc, khi vầng sáng nan quạt khép lại), theo trình tự thời gian (sáng, chiều, tối)

    - Đoạn (c) trình bày ý theo cách:

        + Chủ đề: Sự sáng tạo lịch sử của dân gian trong truyện truyền thuyết

        + Cách triển khai chủ đề: Theo cách đối xứng một bên là lịch sử có thật, một bên là truyền thuyết có cốt lõi lịch sử.

Câu 2 (Bài tập 2 trang 27 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày những ý gì và sắp xếp chúng ra sao?

Trả lời:

    a. Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày như sau:

    - Nỗi xót xa, tủi hổ khi nói chuyện với bà cô, thương mẹ và đồng cảm với mẹ

    - Nỗi mong nhớ, thương yêu mẹ luôn thường trực nên nhận ra bóng mẹ từ xa

    - Niềm hạnh phúc, ấm áp khi được nằm trong vòng tay mẹ

    b. Các ý được sắp xếp theo các cung bậc cảm xúc của chú bé Hồng

Câu 3 (Bài tập 3 trang 27 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

    - Cách sắp xếp phần thân bài như trên là chưa hợp lí

    - Cách sắp xếp hợp lí là:

        + Giải thích câu tục ngữ

        + Chứng minh câu tục ngữ:

    Những người thường xuyên chịu khó hòa mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích -> Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước -> Trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới.

Câu 4: Chỉ ra cách trình bày ý của các văn bản (đoạn trích dưới đây)

Trả lời:

    a. Văn bản 1:

    - Bài ca dao nói về đức tính cần cù, chịu thương chịu khó của người nông dân đem đến sự ấm no.

    - Bài ca dao chia làm 2 phần; 2 câu đầu miêu tả cảnh cày đồng nhọc nhằn vất vả, 2 câu sau nhắc nhở con người phải biết quý trọng ghi nhớ công sức lao động của người nông dân đã khó nhọc làm ra hạt gạo.

    - Mối quan hệ giữa 2 phần: Cả hai phần đều hướng tới nội dung chủ đề của câu nói, hai câu đầu nói về hiện thực, từ thực tiễn đó đi đến lời khuyên đảm bảo tính logic và thuyết phục.

    b. Văn bản 2:

    - Đoạn trích kể về nội dung: Nỗi ăn năn, hối hận đau đớn của Dế Mèn trước cái chết của Dế Choắt.

    - Các sự việc: + Dế Choắt nằm thoi thóp chờ chết

        + Dế Mèn bày tỏ sự ăn năn, hối hận về sự ngông cuồng, dại dột của mình

        + Lời khuyên của Dế Choắt dành cho Dế Mèn.

        + Dế Choắt thở, Dế Mèn đau đớn suy nghĩ lại những hành động sai trái của mình

        + Dế Mèn đem chôn Dế Choắt và nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

    - Các sự việc được trình bày theo trình tự thời gian

    - Chia đoạn văn thành hai ý: Khi Dế Choắt hấp hối và khi Dế Choắt tắt thở.

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 hay khác: