Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Đập đá ở Côn Lôn
Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Đập đá ở Côn Lôn
Với bài Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Đập đá ở Côn Lôn hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi cũng như hiểu rõ bài học và học tốt môn Ngữ Văn lớp 8 hơn.
Câu 1:
Trả lời:
a. Hai bài thơ của Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu giống nhau về:
- Hoàn cảnh sáng tác: Đều được các nhà thơ sáng tác khi đang trong hoàn cảnh tù ngục, lưu đày, bị mất tự do.
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú
- Chủ đề chính: Nói chí tỏ lòng, hình ảnh của những người anh hùng khí phách ngang tàng lẫm liệt không chịu lùi bước trước gian nan.
b. Sự khác biệt ở:
- Cách thể hiện của mỗi nhà thơ là khác nhau
- Cách thức thể hiện cảm xúc của Phan Bội Châu khi thì ngang tàng mạnh mẽ, lúc lại trần lắng suy tư. Còn Phan Chu Trinh giọng điệu hào sảng mạnh mẽ xuyên suốt cả bài thơ
Câu 2 (Câu 2 trang 150 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
- Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa tượng trưng
+ Nghĩa thực: Công việc đập đá ở Côn Lôn đầy khổ cực, gian khó
+ Nghĩa tượng trưng: Nổi bật lên tư thế hiên ngang, tinh thần ngang tàng của chí sĩ yêu nước.
- Giá trị nghệ thuật của bốn câu thơ đó:
+ Nhắc đến chí làm trai: Quan niệm truyền thống về chí nam nhi trong xã hội phong kiến, hiên ngang, trụ cột, có chí lớn
+ Hành động “làm cho lở núi non”: sức mạnh phi thường
+ Các động từ mạnh: Xách búa, đánh tan, năm bảy đống, ra tay, đập bể, mấy trăm hòn: chiến công kì tích của đấng trượng phu anh hùng vợt trên mọi khó khăn, cực nhọc
- Khẩu khí của tác giả: Khẳng định sự mạnh mẽ, quyết tâm của người có chí lớn, muốn hành động để giúp nước, cứu đời. Khẩu khí đanh thép, hùng hồn thể hiện tư chất hiên ngang lẫm liệt, không chịu khuất phục
Câu 3 (Câu 3 trang 150 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
- Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trong 4 câu thơ cuối: ý chí kiên cường, vẻ đẹp tinh thần sắt đá, không chịu khuất phục của người chiến sĩ cách mạng
- Giá trị nghệ thuật:
+ Đối lập trong một câu thơ: Câu 5 và 6, hình ảnh đối lập (tháng ngày bao quản >< thân sành sỏi), câu 7 và 8 hình ảnh đối lập (mưa nắng >< dạ sắt son)
⇒ Đây là sự đối lập giữa những thách gian khổ với sự bền chí, tinh thần kiên cường, sẵn sàng đối mặt với thử thách của con người
+ Đối lập giữa hai cặp câu thơ (5, 6 và 7, 8): Sự đối lập giữa những thử thách gian nan và ý chí chiến đấu sắt son của người anh hùng.
⇒ Bốn câu thơ cuối thể hiện khí chất hiên ngang, trung kiên không sờn lòng đổi chí trước vận mệnh của đất nước, dân tộc.
Câu 4:
Trả lời:
Bài văn tế Phan Châu Trinh của Phan Bội Châu là một áng văn hay viết năm 1926 khi Phan Châu Trinh mất. Câu văn đã cho thấy sự trân trọng, cảm phục chí khí hiên ngang, phẩm chất anh hùng lạc quan vượt lên trên mọi hoàn cảnh khó khăn của Phan Châu Trinh. Dù phải khổ sở đào cây, lượm đá giữa bể trền gió bụi nhưng ông vẫn thung dung, thái độ lạc quan tự tin chiến thắng mọi hoàn cảnh.
Câu 5 (Bài luyện tập 2 trang 150 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
“Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn” đã tạc lên dòng chảy văn học Việt Nam hình tượng những người anh hùng của thời đại với khí phách ngang tàng lẫm liệt không chịu lùi bước trước gian nan thử thách. Đây chính là hình mẫu tiêu biểu của những nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX họ có khẩu khí anh hùng, tinh thần ngang tàng ý chí lớn lao, coi thường hiểm nguy làm tròn bổn phận của kẻ làm trai trong xã hội phong kiến.
Câu 6:
Trả lời:
Các bút pháp nghệ thuật được sử dụng trong loại thơ nói chí đó là: Hình ảnh lớn lao, khoáng đạt, phi thường mang tính biểu tượng, lối nói khoa trương phóng đại, biện pháp ẩn dụ, giọng điệu hào sảng, sử dụng nhiều động từ mạnh.