X

Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8

Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Thuyết minh về một phương pháp cách làm


Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Thuyết minh về một phương pháp cách làm

Với bài Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Thuyết minh về một phương pháp cách làm hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi cũng như hiểu rõ bài học và học tốt môn Ngữ Văn lớp 8 hơn.

Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Thuyết minh về một phương pháp cách làm

Câu 1 (Bài tập 1 tr.26 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

a. Mở bài

- Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: Trò chơi kéo.

- Suy nghĩa của bản thân: Là trò chơi dân gian em thích nhất

b. Thân bài

- Giới thiệu về trò chơi

   + Kéo co là một trò chơi mang tính đồng đội cao

   + Là một trò chơi truyền thống, phát huy được sức mạnh đồng đội và có thể rèn luyện được cả sức khỏe

   + Thường được diễn ra trong các lễ hội

   + Xuất hiện từ thời cổ đại ngày nay kéo co đã trở thành một môn thể thao hiện đại.

- Luật chơi”

   + Chia thành hai đội, mỗi đội có số thành viên bằng nhau và thêm một người trọng tài để chủ trì trò chơi

   + Cùng dùng sức mạnh kéo dây thừng

   + Ở giữa đoạn dây thừng có một chiếc dây đỏ, đội nào kéo được chiếc dây đỏ đó về phía mình qua vạch xuất phát trước là dành chiến thắng

- Nơi diễn ra trò kéo co: Thường là các lễ hội, trong các cuộc thi đấu thể thao

c. Kết bài:

- Trò kéo co là một trò chơi dân gian đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

- Yêu thích và trân trọng nét đẹp truyền thống dân gian qua trò chơi

Câu 2 (Bài tập 2∗ tr.26 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

- Cách đặt vấn đề: Khẳng định vai trò của việc đọc bằng việc nêu phản đề, nêu sự phát triển của công nghệ thông tin máy móc không thể thay thế được việc đọc sau đó trình bày mâu thuẫn giữa việc đọc của con người với lượng thông tin khổng lồ từ tri thức nhân loại.

- Có những cách đọc sau: Đọc thành tiếng và đọc thầm

   + Đọc thành tiếng: từ các chữ ta đọc thành vần, nhiều vần thành từ nhiều từ thành câu, khi đọc phải phát âm

   + Ở mức cao có thể đọc thầm: Đọc theo dòng và theo ý

- Đọc nhanh là: Không đọc theo từng câu mà thu nhận ý, đọc ý chung chứa trong bài viết qua các từ chủ yếu.

- Nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh:

   + Trong một thời gian ngắn, có thể thu nhận đầy đủ thông tin chủ yếu của một trang sách, cuốn sách.

   + Cho phép ta thu nhận thông tin cần thiết chứa trong một đoạn văn, một trang sánh lọc bỏ những thông tin không cần thiết.

- Cách nêu số liệu cụ thể trong bài có tác dụng: Tăng sức thuyết phục cho bài viết, khiến cho những ý kiến được đưa ra thêm rõ ràng, cụ thể

Câu 3:

Trả lời:

Hiện nay, hiện tượng học sinh chán học văn, lười học văn, xem đây là một bộ môn nhàm chán, xem đây là môn học khó, không tìm ra được phương pháp học tập văn hiệu quả đúng đắn. Cho nên việc tìm ra một phương pháp học văn hiệu quả là vô cùng quan trọng. Từ đặc trưng của thể loại, chúng tôi đưa ra một phương pháp học văn hiệu quả đó là học văn theo đặc trưng thể loại. Văn học không chỉ là bộ môn khoa học mà còn là một loại hình nghệ thuật, vì thế cách học văn cũng có sự khác biệt với nhiều cách học đa dạng khác nhau . Bất cứ một bài văn nào cũng được làm theo đặc trưng riêng của thể loại riêng, cách giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu một tác phẩm văn học bao cũng theo đặc trưng thể loại ấy. Chính vì thế, một trong những kinh nghiệm học văn hiệu quả đó là học văn theo đặc trưng thể loại. Để học văn theo đặc trưng thể loại, trước hết cần nắm vững đặc trưng của mỗi thể loại, sau đó phân chia các tác phẩm theo từng nhóm thể loại., tuTừ những bài phân tích của thầy cô trên lớp, học sinh tự phân chia thành các nhóm tác phẩm thuộc những thể loại khác nhau để dễ dàng học tập, so sánh, liên hệ giữa các tác phẩm. Việc học văn theo đặc trưng thể loại giúp người học phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập, tự khám phá, chiếm lĩnh tri thức dựa trên mẫu số chung đã có. Đây là một phương pháp học văn tích cực và hiệu quả đáng để mỗi chúng ta áp dụng trong quá trình học tập của mình.

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 hay khác: