Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Với bài Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi cũng như hiểu rõ bài học và học tốt môn Ngữ Văn lớp 8 hơn.
Câu 1 (bài tập 1 trang 84 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
Buổi trưa hôm ấy, lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi lão báo ngay:
- Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ, họ vừa bắt nó xong.
Tôi cũng sững người lại, dẫu biết hoàn cảnh lão rất khó khăn thế nhưng cậu Vàng là người bạn, là niềm vui duy nhất của Lão vậy mà lão phải dứt ruột bán đi. Tôi biết chắc lúc này lão đang buồn sầu và đau đớn lắm. Thế mà đứng trước mặt tôi lão vẫn cố tỏ ra vui vẻ, trông lão cười như mếu đôi mắt ầng ậng nước. Lúc ấy tôi chỉ muốn ôm choàng lấy lão mà khóc lên, tôi thương và ái ngại cho lão. Tôi hỏi để gợi chuyện:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu nghoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão khóc như con nít. Lão huhu khóc. Lão dằn vặt đau khổ vì đã lỡ lừa một con chó, lão kể cho tôi tỉ mỉ về quá trình người ta cậu Vàng. Dường như giây phút ấy đã để lại nỗi ám ảnh lớn trong lòng của lão. Thương xót và đồng cảm với lão, tôi chỉ biết an ủi động viên cho lão đỡ buồn và bớt áy náy.
Câu 2 (Bài tập 2 trang 84 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
- Sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn của Nam Cao:
+ Miêu tả: Nét mặt, đôi mắt, điệu cười, dáng vẻ đau khổ của lão Hạc khi kể chuyện bán chó.
+ Biểu cảm: Những trạng thái cảm xúc của lão Hạc (cố tỏ ra vui vẻ, khóc huhu)
→ Tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm: Khắc hoạc nỗi đau khổ, dằn vặt của lão Hạc khi phải bán đi cậu Vàng – người bạn, người thân của lão
- Sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn của em:
+ Miêu tả: Dáng vẻ, điệu bộ, nét mặt của lão Hạc
+ Biểu cảm: Những trạng thái cảm xúc của lão Hạc, những cảm xúc và sự đồng cảm, chia sẻ của ông giáo.
Câu 3:
Trả lời:
- Xác định ngôi kể: Ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng tôi
- Xác định sự việc và nhân vật chính:
+ Nhân vật chính: Người anh trai và mẹ
+ Sự việc chính: Người anh trai được bố mẹ cho đi xem bức tranh của em gái được đóng khung lồng kính. Người anh không ngờ trong mắt của em gái mình lại đẹp như vậy cho nên vô cùng xấu hổ và ân hận.
- Nêu các yếu tố:
+ Miêu tả: Bức tranh của Kiều Phương (Chú bé nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầy trời trong xanh, chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ toát lên từ cặp mắt, tư thế...)
+ Biểu cảm: Những dòng cảm xúc, suy nghĩ, thái độ của người anh (giật sững người, ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ, muốn khóc)
- Nhận xét về sự kết hợp giữa yếu tố tự sự với miêu tả trong đoạn văn trên: sự kết hợp rất tinh tế, hài hòa, hợp lí. Yếu tố miêu tả và biểu cảm khiến cho sự việc được kể trở nên sinh động và giàu cảm xúc.