X

Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8

Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Hành động nói tiếp theo


Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Hành động nói tiếp theo

Với bài Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Hành động nói tiếp theo hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi cũng như hiểu rõ bài học và học tốt môn Ngữ Văn lớp 8 hơn.

Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Hành động nói tiếp theo

Câu 1 (Bài 1 tr,71 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

Các câu nghi vấn trong Hịch tướng sĩ Mục đích nói của từng câu
Từ xưa các bậc trung thần...đời nào không có? Hành động trình bày
Giả sử các bậc đó...bất hủ được
Vương Công Kiên là người thế nào, tì tướng của ông là Nguyễn Văn Lập là người như thế nào Hành động hỏi
Cốt Đãi Ngột Lang là người thế nào, tì tướng của ông là Xích Tu Tư là người như thế nào Hành động hỏi
Lúc bấy giờ dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không Hành động hỏi
Lúc bấy giờ các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không? Hành động hỏi
Vì sao vậy? Hành động hỏi
Nếu vậy rồi đây sao khi...trời đất nữa? Hành động hỏi

Các câu nghi vấn thường đặt ở đầu hoặc cuối đoạn văn để mở ra vấn đề hặc kết thúc vấn đề.

Câu 2 (Bài tập 2 tr.71 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

∗ Các câu trần thuật có mục đích cầu khiến:

a. – Nhiệm vụ thiêng liêng...thống nhất Tổ quốc

- Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi

b. Điều mong muốn cuối cùng của tôi là...cách mạng thế giới

∗ Tác dụng của hình thức diễn đạt: Kiến cho mục đích cầu khiến ít áp đặt hơn, có tác dụng động viên, khích lệ người nghe nhiều hơn.

Câu 3 (Bài tập 2 tr. 72 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

- Các câu có mục đích cầu khiến:

Anh đào giúp cho em một cái ngách...chạy sang.

Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụi ấy đi

- Quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật:

Dế Mèn ở vị trí bề trên với tính cách kiêu căng, hống hách, Dế Choắt ở vị trí bề dưới với tính cách hiền lành, yếu đuối.

Câu 4:

Trả lời:

- Tình huống: Trong một lớp học, giáo viên không tin tưởng vào khả năng của một học sinh, thường xuyên mắng chửi học sinh là đồ bỏ đi, đồ vô dụng.

- So sánh:

   + Cách thức: Một bên sử dụng lời nói, một bên sử dụng hành động

   + Điều kiện tiến hành: hành động đánh phải dùng sức mạnh của thể lực

   + Kết quả đối với người chịu tác động xét về phương diện vật lí, sinh lí và tâm lí: hành động nói khiến người chịu tác động bị tổn thương về tâm lí, còn hành động đánh khiến người chịu tác động bị tổn thương về sinh lí, vật lí

   + Thời gian chịu ảnh hưởng: Hành động đánh có thể khiến người chịu tác động đau trong một thời gian ngắn, nhưng hành động nói có thể kiến người chịu tác động đau trong thời gian dài thậm chí mãi mãi không thể quên.

- Bài học: Trong giao tiếp, cần chú ý đến tính chất văn hóa và đạo lí của lời nói

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 hay khác: