X

Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8

Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác


Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Với bài Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi cũng như hiểu rõ bài học và học tốt môn Ngữ Văn lớp 8 hơn.

Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Câu 1 (Câu 1 trang 147 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

- Tự xưng mình là “hào kiệt, phong lưu”:

   + Hào kiệt: Người có tài năng, chí khí hơn người

   + Phong lưu: Dáng vẻ lịch sự, trang nhã, khá giả.

- Điệp từ “vẫn”: Khẳng định, nhấn mạnh bản lĩnh của bản thân

⇒ Thể hiện sự tự ý thức về cốt cách, phong thái của mình

- Hành động “chạy mỏi chân thì hãy ở tù”: Sự nghỉ ngơi một cách chủ động

⇒ Thản nhiên, lạc quan, hiên ngang dù rơi vào cảnh ngục tù

⇒ Hai câu thơ cho thấy bản lĩnh, khí phách của người anh hùng trước hiểm nguy vẫn kiên cường, lạc quan.

Câu 2 (Câu 2 trang 147 trang SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

- Sự thay đổi giọng thơ từ giọng ngang tàng, mạnh mẽ chuyển sang giọng trầm lắng, suy tư tại vì ở hai câu thơ này, tác giả bộc bạch tâm sự khi hìn thẳng vào hoàn cảnh khó khăn của bản thân lúc này.

- Lời tâm có ý nghĩa: Tái hiện cuộc đời làm cách mạng đầy gian nan, khó khăn nguy hiển, phải bôn ba nơi đất khách quê người, đồng thời tạo ấn tượng về sự đối lập với hai cặp câu đầu nhằm nhấn mạnh dù cuộc đời sóng gió khó khăn người chí sĩ yêu nước vẫn kiên cường đương đầu.

Câu 3 (Câu 3 trang 147 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

a. Ý nghĩa của câu 5 và 6:

- Khẳng định sự quyết tâm bền chí trước sự nghiệp cứu nước, cứu đời lớn lao

   + Bủa tay: Mở rộng vòng tay để ôm lấy

   + Ôm chặt bồ kinh tế: Ôm ấp hoài bão cứu nước, cứu đời

- Tư thế hiên ngang ngạo nghễ bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm: Mở miêng cười là tan đi cuộc oán thù

b. Tác dụng của lối nói khoa trương: Nâng lên sức vóc người anh hùng lên tới mức siêu nhiên, phi thường, cách nói hình ảnh khiến tạo sức gợi mạnh mẽ cho người đọc về tầm vóc người anh hùng.

Câu 4:

Trả lời:

Các bậc anh hùng thuở trước khi mưu đồ sự nghiệp không thành thường chấn an bản thân đó là do ý trời, họ chấp nhận thất bại. Thế nhưng tư tưởng và ý chí chiến đấu của Phan Bội Châu vượt xa hơn thế, ông quyết tâm chiến đấu đến cùng, nguyện đem tất cả trí lực, thể lực thân xác của bản thân để cống hiến cho sự nghiệp chung của đất nước, gian nan không chùn bước, khó khăn gắng vượt qua, chiến đấu đến hơi thở của cùng bởi với ông “thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp”

Câu 5:

Trả lời:

“Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là một bài thơ nói chí tỏ lòng. Lối thơ khẩu khí ấy thường dùng lối nói khoa trương để lí tưởng hóa tầm vóc người anh hùng, hình ảnh thơ khoáng đạt, phi thường để khắc họa vẻ đẹp con người phóng khoáng, tự do. Ngôn ngữ đẹp, giàu hình ảnh ẩn dụ để nhấn mạnh hình ảnh đẹp, giàu tính biểu tượng của con người ấy.

Câu 6:

Trả lời:

“Câu thơ kiên trí” ý nói là những câu thơ thể hiện sự bền chí, không nản trước khó khăn không khuất phục hoàn cảnh. Với cách hiểu như vậy thì có thể thấy, bài thơ “vào nhà ngục quảng Đông cảm tác”của Phan Bội Châu đều là những câu thơ kiên trí. Mỗi câu thơ, dòng thơ, hình ảnh từ ngữ trong bài đều khẳng định ý chí chiến đấu tới cùng của người người anh hùng, không bao giờ khuất phục trước hoàn cảnh khó khăn, gian nan. Sống trong cảnh tù ngục, không nhà không cửa bị truy đuổi nhưng ông vẫn giữ vững bản lĩnh, lập trường của mình cống hiến cho sự nghiệp đất nước.

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 hay khác: