X

Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8

Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Chương trình địa phương (phần tiếng việt)


Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Chương trình địa phương (phần tiếng việt)

Với bài Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Chương trình địa phương (phần tiếng việt) hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi cũng như hiểu rõ bài học và học tốt môn Ngữ Văn lớp 8 hơn.

Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Chương trình địa phương (phần tiếng việt)

Câu 1 (Bài tập 1 trang 90 - 91 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Số TT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng ở địa phương em
1 Cha Cha
2 Mẹ Mẹ
3 Ông nội Ông nội
4 Bà nội Bà nội
5 Ông ngoại Ông cậu
6 Bà ngoại Bà cậu
7 Bác (anh trai của cha) Bác
8 Bác (vợ anh trai của cha) Bác
9 Chú (em trai của cha) Chú
10 Thím (vợ của chú) Thím
11 Bác (chị gái của cha) Bác gái
12 Bác (chồng chị gái của cha) Bác trai
13 Cô (em gái của cha)
14 Chú (chồng em gái của cha) Chú
15 Bác (anh trai của mẹ) Bác
16 Bác (vợ anh trai của mẹ) Bác
17 Cậu (em trai của mẹ) Cậu
18 Mợ (vợ em trai của mẹ) Mợ
19 Bác (chị gái của mẹ) Bác
20 Bác (chồng chị gái của mẹ) Bác
21 Dì (em gái của mẹ)
22 Chú (chồng em gái của mẹ) Chú
23 Anh trai Anh
24 Chị dâu ( vợ của anh trai) Chị
25 Em trai Em
26 Em dâu (vợ của em trai) Em
27 Chị gái Chị
28 Anh rể (chồng của chị gái) Anh
29 Em gái Em
30 Em rể (chồng của em gái) Em
31 Con Con
32 Con dâu (vợ của con trai) Con dâu
33 Con rể Con rể
34 Cháu Cháu

Câu 2 (Bài tập 2 trang 92 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

    Một số từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác: Tía, thầy (bố), bầm, mế, má (mẹ), bá (bác), anh hai (anh trai cả),...

Câu 3:

Trả lời:

    Theo em, so với khoảng chục năm về trước, hiện nay sự khác biệt giữa từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân giảm. Bởi vì:

    So với trước đây, ngày nay điều kiện và nhu cầu giao lưu, tiếp xúc với các vùng miền của đất nước tăng lên. Sự giao lưu văn hóa và ngôn ngữ ngày càng phổ biến cho nên mọi người sử dụng từ ngữ toàn dân phổ biến hơn.

Câu 4: Vì sao có sự khác biệt về từ ngữ giữa các địa phương?

Trả lời:

    Có sự khác biệt về từ ngữ giữa các địa phương: Do mỗi nơi có một điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán và văn hóa khác nhau.

    Ví dụ: Ở Nghệ An có từ “nhút” (một loại dưa muối làm bằng xơ mít trộn với một vài thứ khác) mà ở nơi khác không có.

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 hay khác: