X

Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8

Giải Vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 hay nhất


Giải Vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 hay nhất

Với Giải Vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi cũng như hiểu rõ bài học và học tốt môn Ngữ Văn lớp 8 hơn.

Giải Vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 hay nhất

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17




Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Tôi đi học

Câu 1 (trang 9 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên? Đọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào?

Trả lời:

    a. Những điều gợi cảm xúc cho nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên là:

    - Thời gian: Cuối thu

    - Không gian: Lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc

    b. Những kỉ niệm về buổi tựu trường được nhà văn diễn tả theo trình tự thời gian:

    - Từ hiện tại, nhìn cảnh sắc mùa thu và hình ảnh các em nhỏ rụt rè trong buổi tựu trường đầu tiên nhớ về quá khứ.

    - Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về kỉ niệm cùng mẹ trên con đường tới trường

    - Nhân vật “tôi nhớ lại những ấn tượng về ngôi trường mới trong ngày khai giảng.

    - Diễn biến cảm xúc từ lo âu, hồi hộp đến thân thuộc của “tôi” khi bước chân vào lớp học.

Câu 2: Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên đã được miêu tả chân thực và gợi cảm như thế nào?

Trả lời:

    a. Điền vào bảng:

Thời điểm Không gian Cử chỉ, hành động Tâm trạng
1 Buổi sớm đầy sương thu và gió lạnh, trên con đường làng dài và hẹp Nắm tay mẹ Thấy trong lòng có sự thay đổi lớn, thấy trang trọng đứng đắn trong bộ quần áo mới
2 Sân trường làng Mĩ Lí Ngắm nhìn ngôi trường xinh xắn, oai nghiêm, nhìn các cậu học trò mới như mình Lo sợ vẩn vơ, Bỡ ngỡ, chơ vơ
3 Trước hiên lớp Nghe ông Đốc gọi tên, dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở Giật mình, lúng túng, nặng nề
4 Bước vào lớp học Nhìn bàn ghế, nhìn các bạn trong lớp Cảm thấy quen thuộc, quyến luyến.

    b. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả: Cách miêu tả tâm lí nhân vật rất tự nhiên, chân thực. Diễn biến cảm xúc có sự thay đổi linh hoạt, phong phú, gắn với tâm lí của nhiều người khiến người người đọc dễ dàng đồng cảm.

Câu 3 (trang 9 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn (các phụ huynh, ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới) đối với các em bé lần đầu đi học.

Trả lời:

    a. Thái độ cử chỉ của những người xung quanh:

    - Người mẹ và các phụ huynh: Chuẩn bị quần áo, đồ dùng học tập chu đáo cho con, cùng con tới trường, ở bên động viên, vỗ về con, lưu luyến nhìn con bước vào lớp.

    - Ông đốc: Gọi học sinh mới vào lớp, hiền từ bảo ban, căn dặn, cảm thông, nhẫn nại.

    - Thầy giáo: Tươi cười đón chào học sinh.

    b. Nhận xét: Thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc đặc biệt đối với con em của mình.

Câu 4 (trang 9 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn.

Trả lời:

    a. Những hình ảnh so sánh:

    (1) “Tôi quên thế nào được cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

    (2) “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí óc tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang” (3) “Trước mắt tôi sân trường làng Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, oai nghiêm... đình làng Hòa Ấp”.

    (4) “Họ như những con chim con đứng bên bờ tổ...còn ngập ngừng e sợ”

    (5) “Họ thèm vụng và ước ao thầm... phải rụt rè trong cảnh lạ”

    b. Giá trị nghệ thuật:

        + Trong việc kể chuyện: Làm cho câu văn giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn hơn.

        + Trong việc miêu tả nhân vật: Nhấn mạnh và sinh động hóa những dòng cảm xúc của nhân vật “tôi: Những cảm nhận trong sáng, hồn nhiên trong ngày đầu đi học, nhận thức về sự khôn lớn, tự lập thoáng xuất hiện, cảm nhận rõ ràng vẻ đẹp, sự oai nghiêm của ngôi trường, cảm xúc ngỡ ngàng và cả những khao khát vươn xa của học trò.

...............................

...............................

...............................