X

Giải vở bài tập Sinh học 9

Giải vở bài tập Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học


Giải vở bài tập Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 trang 5 Vở bài tập Sinh học 9: Em hãy liên hệ bản thân và xác định xem mình giống và khác bố mẹ ở những điểm nào (ví dụ: hình dạng tai, mắt, mũi, tóc, màu mắt, màu da,…) rồi điền vào bảng 1.

Lời giải:

Bảng 1. Liên hệ tính trạng của bản thân với tính trạng của bố mẹ

Tính trạng Bản thân Bố Mẹ
Hình dạng tai Hình lưỡi liềm Hình lưỡi liềm Tam giác ngược
Hình dạng mắt Mắt hai mí Mắt hai mí Mắt hai mí
Hình dạng mũi Mũi nhỏ Mũi nhỏ Mũi nhỏ
Dạng tóc Tóc thẳng Tóc thẳng Tóc thẳng
Màu mắt Đen Đen Đen
Màu da Vàng Vàng Vàng

Bài tập 2 trang 5 Vở bài tập Sinh học 9: Quan sát hình 1.2 SGK và có nhận xét gì về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai?

Lời giải:

Trong hình 1.2 SGK từng cặp tính trạng có đặc điểm tương phản với nhau.

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập 1 trang 5-6 Vở bài tập Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Di truyền học nghiên cứu …………của hiện tượng di truyền và biến dị. Nó có một vai trò quan trọng không chỉ về ………….. mà còn có…………. cho Khoa học chọn giống và Y học, đặc biệt là trong Công nghệ Sinh học hiện đại.

Nhờ đề ra ………… Menđen đã phát minh ra các quy luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho Di truyền học.

Lời giải:

Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. Nó có một vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho Khoa học chọn giống và Y học, đặc biệt là trong Công nghệ Sinh học hiện đại.

Nhờ đề ra phương pháp phân tích các thế hệ lai Menđen đã phát minh ra các quy luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho Di truyền học.

Bài tập 2 trang 6 Vở bài tập Sinh học 9: Chọn câu sai trong số các câu sau đây:

A. Men đen tiến hành lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền toàn bộ các cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ.

B. Menđen dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ sau.

C. Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật.

D. Dòng (hay giống) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau được sinh ra giống các thế hệ trước.

Lời giải:

Chọn đáp án:

A.Men đen tiến hành lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền toàn bộ các cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ.

Giải thích: lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. (SGK Sinh học 9 trang 6)

III. Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 6 Vở bài tập Sinh học 9: Trình bày đối tượng, nội dung, ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học.

Lời giải:

Đối tượng, nội dung, ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học

+ Đối tượng: hiện tượng di truyền và biến dị

+ Nội dung: cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật

+ Ý nghĩa thực tiễn: có vai trò quan trọng trong Khoa học chọn giống và Y học, đặc biệt quan trọng đối với Công nghệ sinh học hiện đại.

Bài tập 2 trang 33 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy giải thích thí nghiệm của Moocgan về sự di truyền liên kết dựa trên cơ sở tế bào học.

Lời giải:

Ở ruồi giấm, gen quy định thân xám (B) và gen quy định cánh dài (V) cùng nằm trên một NST, gen quy định thân đen (b) và gen quy định cánh cụt (v) cùng nằm trên một NST khác. Trong giảm phân cơ thể ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng cho 1 loại giao tử BV, cơ thể ruồi thân đen, cánh cụt cho 1 loại giao tử bv . Trong thụ tinh, hai loại giao tử này tổ hợp lại với nhau tạo nên cơ thể F1 thân xám, cánh dài BV/bv. F1 tạo được hai loại giao tử là BV và bv với tỉ lệ tương đương nhau. Khi F1 lai phân tích với cơ thể thân đen, cánh cụt tạo được hai loại tổ hợp BV/bv (thân xám, cánh dài) và bv/bv (thân đen, cánh cụt) với tỉ lệ 1:1

Bài tập 3 trang 33 Vở bài tập Sinh học 9:So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.

Lời giải:

Lai phân tích F1 (2 cặp tính trạng):

+ TH1: di truyền độc lập: F1 tạo được 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1, cơ thể có KH lặn tạo được 1 loại giao tử ⇒ kết quả phép lai tạo được 4 loại tổ hợp với tỉ lệ 1:1:1:1

+ TH2: di truyền liên kết: F1 tạo được 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1, cơ thể có KH lặn tạo được 1 loại giao tử ⇒ kết quả phép lai tạo được 2 loại tổ hợp với tỉ lệ 1:1

Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống: chọn được những tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau.

Bài tập 4 trang 33 Vở bài tập Sinh học 9: Cho hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn giao phấn với nhau thu được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ: 1 hạt trơn, không có tua cuốn: 2 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, có tua cuốn.

Kết quả phép lai được giải thích như thế nào? (chọn phương án trả lời đúng)

A. Từng cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3:

B. Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau

C. Hai cặp tính trạng di truyền liên kết

D. Sự tổ hợp lại các tính trạng của P

Lời giải:

Chọn đáp án C.Hai cặp tính trạng di truyền liên kết

Giải thích:

+ Có hai tính trạng là dạng hạt và tua cuốn, P thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng

+ F1 có 1 loại kiểu hình, F1 giao phấn với nhau, F2 có 4 tổ hợp ⇒ F1 cho hai loại giao tử

→ kết quả lai khác với quy luật phân li độc lập của Menđen

→ hai tính trạng di truyền liên kết với nhau

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Sinh học 9 khác: