Giải vở bài tập Sinh học 9 Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
Giải vở bài tập Sinh học 9 Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
I. Bài tập nhận thức kiến thức mới
Bài tập 1 trang 138 Vở bài tập Sinh học 9: Vì sao giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái?
Lời giải:
Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng, nhờ đó góp phần giữ cân bằng sinh thái.
Bài tập 2 trang 139 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy lấy ví dụ minh họa các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật.
Lời giải:
Các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật:
- Bảo vệ rừng
- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý
- Xây dựng khu bảo tồn, vườn quốc gia
- Không săn bắt động vật hoang dã
- Trồng cây gây rừng.
Bài tập 3 trang 139 Vở bài tập Sinh học 9: Các biện pháp chủ yếu nhằm cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa được ghi trong cột bên trái. Em hãy nêu hiệu quả của các biện pháp đó vào cột bên phải của bảng 59.
Lời giải:
Bảng 59. Các biện pháp cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa
Các biện pháp | Hiệu quả |
---|---|
Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất | Chống xói mòn đất, giảm thiệt hại do lũ quét, lũ lụt |
Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí | Bảo vệ nguồn tài nguyên nước |
Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh | Bảo vệ nguồn tài nguyên đất và tài nguyên nước |
Thay đổi các loại cây trồng hợp lí | Bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật |
Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao | Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nuôi trồng. |
Bài tập 4 trang 139-140 Vở bài tập Sinh học 9:
a) Thảo luận nhóm về trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên.
b) Em có thể làm gì để tuyên truyền cho mọi người cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên.
Lời giải:
a) Mỗi học sinh đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và cải tạo thiên nhiên theo hướng tích cực.
b) Tuyên truyền để mọi người hiểu được vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người và môi trường Trái Đất, giúp mọi người thấy được các hậu quả có thể xảy ra nếu tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt.
II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản
Bài tập 1 trang 140 Vở bài tập Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Bảo vệ các khu rừng hiện có, kết hợp với trồng cây gây rừng là ………………… quan trọng nhằm ………. và khôi phục môi trường đang bị suy thoái.
Thảm thực vật có tác dụng chống ……………….. đất, giữ ……………….. cho đất. Thực vật còn là …………. và ………………. của các loài sinh vật khác.
Trồng cây gây rừng kết hợp với việc bảo vệ các loài sinh vật sẽ góp phần bảo vệ các ……………….
Lời giải:
Bảo vệ các khu rừng hiện có, kết hợp với trồng cây gây rừng là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ và khôi phục môi trường đang bị suy thoái.
Thảm thực vật có tác dụng chống xói mòn đất, giữ ẩm cho đất. Thực vật còn là thức ăn và nơi ở của các loài sinh vật khác.
Trồng cây gây rừng kết hợp với việc bảo vệ các loài sinh vật sẽ góp phần bảo vệ các nguồn gen quý.
Bài tập 2 trang 140 Vở bài tập Sinh học 9: Mục đích của ứng dụng công nghệ sinh học trong việc bảo vệ thiên nhiên?
Lời giải:
Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thiên nhiên giúp lưu trữ và bảo vệ các nguồn gen quý hiếm của tài nguyên sinh vật
III. Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức
Bài tập 1 trang 140 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
Lời giải:
Biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã:
- Bảo vệ rừng kết hợp trồng rừng
- Bảo vệ thảm thực vật
- Bảo vệ nguồn gen sinh vật
- Cải tạo các hệ sinh thái đang hoặc đã bị thoái hóa.
Bài tập 2 trang 140 Vở bài tập Sinh học 9: Mỗi học sinh cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên?
Lời giải:
Để góp phần bảo vệ thiên nhiên, mỗi học sinh cần biết tôn trọng tự nhiên, bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật xung quah mình và có ý thức tuyên truyền đến người thân, bạn bè cùng bảo vệ thiên nhiên.
Bài tập 3 trang 141 Vở bài tập Sinh học 9: Tác dụng của thảm thực vật đối với đất và sinh vật khác là gì? (chọn phương án trả lời đúng nhất)
A. Chống xói mòn đất
B. Giữ ẩm cho đất
C. Là thức ăn và nơi ở cho các loài sinh vật khác
D. Cả A, B và C.
Lời giải:
Chọn đáp án D. Cả A, B và C