X

Giải vở bài tập Sinh học 9

Giải vở bài tập Sinh học 9 Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam


Giải vở bài tập Sinh học 9 Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 trang 81-82 Vở bài tập Sinh học 9: Nêu một số thành tựu trong chọn giống cây trồng.

Lời giải:

Một số thành tựu trong chọn giống cây trồng

Phương pháp gây đột biến nhân tạo:

    + Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể để tạo giống mới: giống lúa DT10, TK106, đậu tương DT55, lạc V79, cà chua hồng lan,…

    + Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lí đột biến: giống lúa A20, DT16, DT21, lúa xuân số 10,…

    + Chọn dòng tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma: giống lúa DR2, giống táo đào vàng,…

Phương pháp lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từu các giống hiện có:

    + Tạo biến dị tổ hợp: giống lúa DT17

    + Chọn lọc cá thể: giống cà chua P375, giống lúa CR203, giống đậu tương AK02, …

Phương pháp tạo giống ưu thế lai: Ngô lai LVN10, LVN98, HQ2000, LVN4, LVN12, LVN31, LVN24, LVN25

Phương pháp tạo giống đa bội thể: giống dâu số 12 (3n)

Bài tập 2 trang 82 Vở bài tập Sinh học 9: Nêu một số thành tựu trong chọn giống vật nuôi.

Lời giải:

Một số thành tựu trong chọn giống vật nuôi:

    + Tạo giống mới: ĐB Ỉ - 81, BS Ỉ - 81, gà lai Rốt - ri, Plaimao ri, vịt Bạch tuyết

    + Cải tạo giống địa phương: cải tạo lợn Ỉ Móng Cái, cải tạo tạo ra giống bò hướng thịt hoặc bò sữa cho sản lượng sữa cao

    + Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1): một số giống lợn, bò, dê, gà, vịt, cá, … cho năng suất chất lượng cao.

    + Nuôi thích nghi các giống nhập nội: vịt siêu thịt, gà tam hoàng, cá chim trắng, vịt siêu trứng,…

    + Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống: cấy truyền phôi để tạo ra nhiều bò con từ một bò mẹ, công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gia súc bằng tinh trùng trong môi trường bảo quản, công nghệ gen phát hiện sớm giới tính ở phôi động vật, xác định gen để chọn bò giống,…

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập trang 82-83 Vở bài tập Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Thành tựu nổi bật trong chọn giống ở Việt Nam đạt được trong chọn giống …………….. Người ta đã gây đột biến nhân tạo, lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp, tạo giống ưu thế lai, tạo thể đa bội và áp dụng các kĩ thuật của tế bào và công nghệ gen.

Trong chọn giống ………………, do quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian rất dài và kinh phí rất lớn nên người ta thường …………….. giống địa phương, nuôi thích nghi hoặc tạo giống ưu thế lai.

Lời giải:

Thành tựu nổi bật trong chọn giống ở Việt Nam đạt được trong chọn giống cây trồng. Người ta đã gây đột biến nhân tạo, lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp, tạo giống ưu thế lai, tạo thể đa bội và áp dụng các kĩ thuật của tế bào và công nghệ gen.

Trong chọn giống vật nuôi, do quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian rất dài và kinh phí rất lớn nên người ta thường cải tiến giống địa phương, nuôi thích nghi hoặc tạo giống ưu thế lai.

III. Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 83 Vở bài tập Sinh học 9: Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng những phương pháp nào? Phương pháp nào được xem là cơ bản? Cho ví dụ minh họa kết quả của mỗi phương pháp đó.

Lời giải:

Các phương pháp được sử dụng trong chọn giống cây trồng: gây đột biến nhân tạo, lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từu các giống hiện có, tạo giống ưu thế lai, tạo giống đa bội thể.

Phương pháp được xem là cơ bản là gây đột biến nhân tạo

Ví dụ kết quả của các phương pháp:

    + Phương pháp gây đột biến nhân tạo: giống lúa DT10, TK106, đậu tương DT55, lạc V79, cà chua hồng lan,…; giống lúa A20, DT16, DT21, lúa xuân số 10,…; giống lúa DR2, giống táo đào vàng,…

    + Phương pháp lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từu các giống hiện có: giống lúa DT17; giống cà chua P375, giống lúa CR203, giống đậu tương AK02, …

    + Phương pháp tạo giống ưu thế lai: Ngô lai LVN10, LVN98, HQ2000, LVN4, LVN12, LVN31, LVN24, LVN25

    + Phương pháp tạo giống đa bội thể: giống dâu số 12 (3n)

Bài tập 2 trang 83 Vở bài tập Sinh học 9: Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào? Tại sao? Cho ví dụ.

Lời giải:

Trong chọn giống vật nuôi chủ yếu dùng phương pháp cải tạo giống địa phương, nuôi thích nghi giống nhập nội hoặc lai kinh tế, vì các phương pháp này ít tốn thời gian và cho hiệu quả kinh tế cao. Ví dụ: cải tạo lợn Ỉ Móng Cái, tạo ưu thế lai một số giống lợn, bò, dê, gà, vịt, cá, … cho năng suất chất lượng cao, nuôi thích nghi: vịt siêu thịt, gà tam hoàng, cá chim trắng, vịt siêu trứng,…

Bài tập 3 trang 83 Vở bài tập Sinh học 9: Thành tựu nổi bật nhất trong công tác chọn giống cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam là ở lĩnh vực nào?

Lời giải:

Thành tựu nổi bật nhất trong công tác chọn giống ở nước ta là trong lĩnh vực cây trồng (chọn giống lúa, ngô và đậu tương); đối với chọn giống vật nuôi có hướng chính là cải tạo và nâng cao năng suất các giống lợn, bò sữa, gà, vịt.

Bài tập 4 trang 83 Vở bài tập Sinh học 9: Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Nhiệm vụ của khoa học chọn giống là:

A. Cải tiến các giống vật nuôi, cây trồng hiện có

B. Cải tiến các giống vật nuôi, cây trồng và vi sinh vật hiện có

C. Tạo ra các giống mới năng suất cao, sản lượng, phẩm chất ngày càng tăng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của con người

D. Cả A và C

Lời giải:

Chọn đáp án D. Cả A và C

Giải thích: Dựa theo nội dung Ghi nhớ SGK trang 111

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Sinh học 9 khác: