X

Giải vở bài tập Sinh học 9

Giải vở bài tập Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật


Giải vở bài tập Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 trang 99 Vở bài tập Sinh học 9: Trong chương trình Sinh học 6, em đã được học quá trình quang hợp và hô hấp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường như thế nào?

Lời giải:

Quá trình quang hợp và hô hấp ở cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường từ 20oC đến 30oC. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cây sẽ ngừng quang hợp và hô hấp.

Bài tập 2 trang 99-100 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy lấy ví dụ về sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt theo mẫu bẳng 43.1

Lời giải:

Bảng 43.1. Các sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt

Nhóm sinh vật Tên sinh vật Môi trường sống

Sinh vật biến nhiệt

Lưỡng cư: ếch nhái, chão chuộc,…

Bò sát: cá sấu, thằn lằn,…

Thực vật

Vi sinh vật

Nấm

Nước và cạn

Trên cạn

Dưới nước

Dưới nước và trên cạn

Trên cạn, trong nước, tron không khí

Trên cạn

Sinh vật hằng nhiệt

Chim, thú, con người

Trên cạn (số ít có thể sống dưới nước)

Bài tập 3 trang 100 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy lấy ví dụ minh họa các sinh vật thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau theo mẫu bảng 43.2.

Lời giải:

Bảng 43.2. Các nhóm sinh vật thích nghi với độ ẩm khác nhau của môi trường

Các nhóm sinh vật Tên sinh vật Môi trường sống
Thực vật ưa ẩm Rêu, dương xỉ Nơi ẩm ướt
Thực vật chịu hạn Xương rồng Hoang mạc
Động vật ưa ẩm Giun đất Trong đất
Động vật ưa khô Thằn lằn Nơi khô hạn

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập 1 trang 101 Vở bài tập Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ phù hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới …………….., ……………………… của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 50oC. Tuy nhiên cũng có một số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao. Sinh vật được chia thành 2 nhóm: ……………………………… và …………………………

Lời giải:

Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 50oC. Tuy nhiên cũng có một số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao. Sinh vật được chia thành 2 nhóm: sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt

Bài tập 2 trang 101 Vở bài tập Sinh học 9: Căn cứ vào khả năng thích nghi của sinh vật đối với độ ẩm. Thực vật và động vật được chia thành những nhóm nào?

Lời giải:

Căn cứ vào khả năng thích nghi của sinh vật đối với độ ẩm. Thực vật được chia thành các nhóm ưa ẩm và chịu hạn và động vật được chia thành các nhóm ưa ẩm và ưa khô.

III. Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 101 Vở bài tập Sinh học 9: Nhiệt độ của môi trường ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?

Lời giải:

Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái và sinh lí của sinh vật. Các loài sinh vật sẽ có những biến đổi về hình thái và đặc điểm sinh lí phù hợp với môi trường mà chúng sinh sống sao cho cơ thể thích nghi tốt nhất với môi trường.

Bài tập 2 trang 101 Vở bài tập Sinh học 9: Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?

Lời giải:

Sinh vật hằng nhiệt là nhóm có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi của môi trường vì bản thân chúng có cơ chế điều chỉnh để nhiệt độ cơ thể luôn ở mức bình thường, giúp các hoạt động sinh lí, sinh hóa vẫn diễn ra ổn định ngay cả khi nhiệt độ môi trường sống bị biến đổi.

Bài tập 3 trang 101-102 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn.

Lời giải:

Nhóm cây ưa ẩm: thường có hệ rễ không thực sự phát triển, lá cây thường mỏng và có khả năng thoát hơi nước khá mạnh

Nhóm cây chịu hạn: Cơ thể mọng nước hoặc lá và thân tiêu giảm, lá biến thành gai, bộ rễ phát triển.

Bài tập 4 trang 102 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy kể tên 10 động vật thuộc nhóm động vật ưa ẩm và ưa khô.

Lời giải:

Động vật ưa ẩm: giun đất, ếch, nhái, chão chuộc, rắn giun, ễnh ương,…

Động vật ưa khô: thằn lằn, rắn, rùa cạn, kì nhông, tê tê,…

Bài tập 5 trang 102 Vở bài tập Sinh học 9: Cây xương rồng sống ở nơi khô hạn có đặc điểm thích nghi là (chọn phương án trả lời đúng):

A. Cơ thể mọng nước, lá biến thành gai

B. Cơ thể không mọng nước, thân cây tiêu giảm

C. Cơ thể mọng nước, thân cây tiêu giảm

D. Lá và thân cây không tiêu giảm

Lời giải:

Chọn đáp án A. Cơ thể mọng nước, lá biến thành gai

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Sinh học 9 khác: