X

Giải vở bài tập Sinh học 9

Giải vở bài tập Sinh học 9 Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần


Giải vở bài tập Sinh học 9 Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 trang 76 Vở bài tập Sinh học 9: Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào?

Lời giải:

Biểu hiện của hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn: các cá thể ở thế hệ tiếp theo có sức sống kém dần: sinh trưởng và phát triển chậm, chiều cao, sức sống và năng suất giảm, bộc lộ nhiều đặc điểm có hại (bạch tạng, thân lùn, dị dạng,…)

Bài tập 2 trang 76 Vở bài tập Sinh học 9: Giao phối gần là gì? Gây ra những hậu quả nào ở động vật?

Lời giải:

Giao phối gần là sự giao phối giữa các con sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với các con.

Hậu quả của giao phối gần: gây thoái hóa ở thế hệ sau: sinh trưởng và phát triển yếu, sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non,…

Bài tập 3 trang 76-77 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào?

b) Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa?

Lời giải:

a) Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỷ lệ thể đồng hợp tăng dần và thể dị hợp giảm dần.

b) Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây hiện tượng thoái hóa vì chúng làm tăng tỉ lệ các cặp gen đồng hợp lặn, gây hại cho sinh vật.

Bài tập 4 trang 77 Vở bài tập Sinh học 9: Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?

Lời giải:

Trong chọn giống, người ta vẫn tiến hành phương pháp tự thụ phấn và giao phối gần nhằm củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn và tạo dòng thuần.

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập trang 77 Vở bài tập Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng ………………. vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại.

Trong chọn giống người ta dùng phương pháp này để ………………… và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần.

Lời giải:

Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hóa vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại.

Trong chọn giống người ta dùng phương pháp này để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần

III. Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 77 Vở bài tập Sinh học 9: Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?

Lời giải:

Trong chọn giống người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần.

Bài tập 2 trang 77 Vở bài tập Sinh học 9: Kiểu gen như thế nào thì tự thụ phấn sẽ không gây thoái hóa?

Lời giải:

Các kiểu gen ở trạng thái đồng hợp sẽ không gây thoái hóa khi tự thụ phấn.

Bài tập 3 trang 77 Vở bài tập Sinh học 9: Kết quả nào dưới đây là do hiện tượng giao phối gần (chọn phương án trả lời đúng)

A. Hiện tượng thoái hóa

B. Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm

C. Tạo ưu thế lai

D. Tạo ra dòng thuần

Lời giải:

Chọn đáp án A. Hiện tượng thoái hóa

Giải thích: dựa vào nội dung SGK mục I.2b trang 99

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Sinh học 9 khác: