X

Giải vở bài tập Sinh học 9

Giải vở bài tập Sinh học 9 Bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị


Giải vở bài tập Sinh học 9 Bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị

I. Bài tập hệ thống hóa kiến thức

Bài tập 1 trang 87 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 40.1

Lời giải:

Tên quy luật Nội dung Giải thích Ý nghĩa
Phân li Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. Các gen quy định các tính trạng nằm trên các NST. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, mỗi cromatit trong NST kép sẽ tách nhau ở tâm động và di chuyển về một cực của tế bào, hình thành các giao tử Giải thích sự di truyền tính trạng ở thế hệ sau so với thế hệ trước.
Phân li độc lập Các cặp nhân tố di truyềnđã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, các NST phân li về 2 cực của tế bào một cách độc lập với nhau Giải thích một số cơ thể con có kiểu hình khác so với bố mẹ
Di truyền liên kết Hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau Các gen trên cùng một NST phân li cùng nhau trong quá trình tạo giao tử Giải thích hiện tượng một số nhóm tính trạng luôn xuất hiện cùng nhau và giúp con người lựa chọn được một số tính trạng tốt luôn di truyền với nhau trong quá trình chọn giống.
Di truyền giới tính Hiện tượng có các tính trạng xuất hiện phụ thuộc và có liên quan tới giới tính NST giới tính ngoài việc mang các gen quy định giới tính còn chứa các gen quy định tính trạng thường Có ý nghĩa trong phòng trị bệnh và công tác giống.

Bài tập 2 trang 88 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 40.2

Lời giải:

Bảng 40.2. Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân và giảm phân

Các kì Nguyên phân Giảm phân I Giảm phân II
Kì đầu NST kép co ngắn đóng xoắn NST kép co ngắn đóng xoắn, xảy ra trao đổi chéo giữa các NST của các cặp tương đồng NST kép co ngắn đóng xoắn
Kì giữa NST co ngắn cực đại, xếp thành 1 hàng dọc trên mặt phẳng xích đạp của thoi phân bào NST kép co ngắn cực đại, xếp thành 2 hàng dọc trên mặt phẳng xích đạp của thoi phân bào NST co ngắn cực đại, xếp thành 1 hàng dọc trên mặt phẳng xích đạp của thoi phân bào
Kì sau Hai crômatit của mỗi NST kép tách nhau ở tâm động và di chuyển về hai cực của tế bào. Hai crômatit của mỗi NST kép tách nhau ở tâm động và di chuyển về hai cực của tế bào.
Kì cuốiNST đơn tháo xoắn, nằm gọn trong nhân mới được hình thành. Bộ NST của tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ NST kép nằm gọn trong nhân mới được hình thành, Tế bào mới có bộ NST kép, số lượng NST giảm một nửa so với tế bào mẹ NST đơn tháo xoắn, nằm gọn trong nhân mới được hình thành. Bộ NST của tế bào con là bộ NST đơn bội, số lượng NST giảm một nửa so với tế bào mẹ

Bài tập 3 trang 89 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 40.3

Lời giải:

Bảng 40.3. Bản chất và ý nghĩa của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh

Các quá trình Bản chất Ý nghĩa
Nguyên phân Quá trình nhân lên của ADN, là sự nhân lên của các loại tế bào. Là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể
Giảm phân Là sự phân chia của tế bào sinh dục ở thời kì chín. Tạo ra các giao tử
Thụ tinh Sự kết hợp hai bộ nhân đơn bội của giao tử để hình thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử Phục hồi bộ nhân lưỡng bộ của loài giúp duy trì ổn định bộ NST của các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.

Bài tập 4 trang 89-90 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 40.4

Lời giải:

Bảng 40.4. Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và prôtêin

Đại phân tử Cấu trúc Chức năng
ADN (gen)

Là chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều quanh một trục giả định theo chiều từ trái sang phải, mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit.

Được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X.

Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền
ARN Là một chuỗi xoắn đơn được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là một mạch của gen, cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit A, U, G, X

Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin (mARN)

Vận chuyển axit amin để tổng hợp prôtêin (tARN)

Cấu tạo nên ribôxôm - nơi tổng hợp prôtêin (rARN)

Prôtêin

Là đại phân tử có cấu trúc đa phân với đơn phân là các axit amin. Có 4 bậc cấu trúc:

+ Cấu trúc bậc 1: trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin

+ Cấu trúc bậc 2: xoắn anpha và gấp nếp beta

+ Cấu trúc bậc 3: cấu trúc không gian do cấu trúc bậc 2 cuộn lại thành

+ Cấu trúc bậc 4: gồm hai hay nhiều chuỗi axit amin kết hợp thành

Cấu trúc nên các bào quan, cơ quan của tế bào và cơ thể

Xúc tác cho các quán trình trao đổi chất của cơ thể

Điều hòa các quá trình trao đổi chất

Bài tập 5 trang 90 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 40.5

Lời giải:

Bảng 40.5. Các dạng đột biến

Các loại đột biến Khái niệm Các dạng đột biến
Đột biến gen Là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hay một số cặp nuclêôtit Thêm, mất, thay thế một cặp nuclêôtit
Đột biến cấu trúc NST Là những biến đổi về mặt cấu trúc của NST Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn NST
Đột biến số lượng NST Là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hay một số cặp NST hoặc tất cả bộ NST Dị bội, đa bội

II. Câu hỏi ôn tập

Bài tập 1 trang 90 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy giải thích sơ đồ:

ADN (gen) → mARN → Prôtêin → Tính trạng

Lời giải:

Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mARN, từ đó quy định trình tự các axit amin trên prôtêin và quy định sự hình thành tính trạng của cơ thể.

Bài tập 2 trang 91 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Người ta vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn sản xuất như thế nào?

Lời giải:

Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình: kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

Vận dụng mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường vào thực tiễn sản xuất: các tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng chủ yếu của môi trường, các tính trạng chất lượng chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi kiểu gen. Do đó trong thực tế sản xuất cần chú ý ảnh hưởng của môi trường lên từng loại tính trạng để có biện pháp nuôi trồng phù hợp.

Bài tập 3 trang 91 Vở bài tập Sinh học 9: Vì sao nghiên cứu di truyền người phải có những phương pháp thích hợp? Nêu những điểm cơ bản của các phương pháp nghiên cứu đó.

Lời giải:

Nghiên cứu di truyền người cần có các phương pháp thích hợp vì người sinh con muộn và sinh ít con, ngoài ra vì lí do xã hộ nên không thể thực hiện lai và gây đột biến trên người.

Phương pháp nghiên cứu di truyền người:

+ Phương pháp nghiên cứu phả hệ: theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định các đặc điểm di truyền.

+ Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh: nghiên cứu trên các trẻ đồng sinh cùng trứng để xác định được tính trạng nào chủ yếu do gen quyết định, tính trạng nào chịu ảnh hưởng bởi môi trường

Bài tập 4 trang 91 Vở bài tập Sinh học 9: Sự hiểu biết về Di truyền học tư vấn có tác dụng gì?

Lời giải:

Di truyền học tư vấn giúp chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên về các bệnh, tật di truyền ở người.

Bài tập 5 trang 91 Vở bài tập Sinh học 9: Trình bày những ưu thế của công nghệ tế bào.

Lời giải:

Ưu thế của công nghệ tế bào: có thể tạo ra được số lượng cây giống lớn trong thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu sản xuất từ lượng nhỏ nguyên liệu ban đầu, lưu giữ được những nguồn gen động thực vật quý hiếm, tạo được những cơ quan nội tạng chủ động cung cấp cho các bệnh nhân cần thay thế.

Bài tập 6 trang 91 Vở bài tập Sinh học 9: Vì sao nói kĩ thuật gen có tầm quan trọng trong Sinh học hiện đại?

Lời giải:

Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên ADN để chuyển đoạn ADN mang một hay một số cụm gen từ loài cho sang loài nhận. Nếu không có kĩ thuật gen thì không thể thực hiện công nghệ gen và công nghệ sinh học.

Bài tập 7 trang 92 Vở bài tập Sinh học 9: Vì sao gây đột biến nhân tạo thường là khâu đầu tiên của chọn giống?

Lời giải:

Gây đột biến nhân tạo giúp định hướng đột biến theo hướng mong muốn, tạo nguyên liệu chủ động cho chọn giống.

Bài tập 8 trang 92 Vở bài tập Sinh học 9: Vì sao tự thụ phấn và giao phối gần đưa đến thoái hóa giống nhưng chúng vẫn được dùng trong chọn giống?

Lời giải:

Tự thụ phấn và giao phối gần giúp tạo ra các dòng thuần, vì vậy chúng vẫn được dùng trong chọn giống.

Bài tập 9 trang 92 Vở bài tập Sinh học 9: Vì sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ?

Lời giải:

Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ vì trải qua giao phối gần của các con lai sẽ tạo cơ hội để các gen lặn ở trạng thái đồng hợp được biểu hiện, làm suy giảm chất lượng thế hệ sau so với đời lai F1

Bài tập 10 trang 92 Vở bài tập Sinh học 9: Nêu những điểm khác nhau của hai phương pháp chọn lọc cá thể và chọn lọc hàng loạt.

Lời giải:

Chọn lọc hàng loạt là chọn ra một nhóm cá thể phù hợp với mục tiêu lựa chọn để làm giống dựa trên kiểu hình, do đó dễ có sự nhầm lẫn với thường biến do môi trường

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Sinh học 9 khác: