Giáo án GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em - Kết nối tri thức
Giáo án Giáo dục công dân 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em - Kết nối tri thức
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
Sau bài học này, HS có thể:
- Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em.
- Nêu được ý nghĩa của quyến trẻ em và thực hiện quyển trẻ em.
2. Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
* Năng lực giao tiếp và hợp tác :
- Đánh giá được nguyện vọng, khả năng của từng thành viên trong nhóm để đề xuất phương án tổ chức hoạt động hợp tác.
- Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, của từng thành viên trong nhóm và của cả nhóm trong công việc.
* Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được các quyền trẻ em và ý nghĩa của quyền trẻ em.
- Nhận biết được mục đích, nội dung, phương thức giao tiếp và hợp tác trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân và giải quyết các vấn đề học tập, sinh hoạt hằng ngày.
* Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Tích cực tham gia các hoạt động nhằm thực hiện quyền trẻ em.
3. Về phẩm chất:
* Nhân ái: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động để bảo vệ quyền trẻ em.
* Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
* Trách nhiệm: Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động để bảo vệ quyền trẻ em.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, Sách giáo viên, Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6.
- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện gắn với nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
- Học sinh bước đầu nhận biết được các nhóm quyền cơ bản của trẻ em.
b. Nội dung: HS lắng nghe bài hát “Quyền trẻ em” (Trịnh Vĩnh Thành) và trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - HS lắng nghe bài hát “Quyền trẻ em” (Trịnh Vĩnh Thành) và tham gia trò chơi “Ai hiểu biết hơn” Luật chơi: HS lắng nghe và liệt kê các quyền trẻ em được nhắc tới trong bài hát vào phiếu học tập cá nhân (giấy nhớ) trong 1 phút. Hết thời gian 1 phút, GV sẽ thu phiếu xác suất, mời HS trình bày, cả lớp nhận xét. |
- Nội dung bài hát này đã đề cập đến một số quyền của trẻ em như: + Quyền được chăm lo, + Quyền được bảo vệ, + Quyền được tham gia, + Quyền được đến trường, + Quyền được vui chơi. => Đây là những quyền mà mỗi trẻ em đều được hưởng. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và dẫn dắt vào bài học mới |
|
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục I. Tìm hiểu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được các nhóm quyền cơ bản của trẻ em
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát tranh, thông tin, hình ảnh, tình huống
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các nhóm quyền cơ bản của trẻ em.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
- GV giới thiệu vài nét về Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Luật trẻ em năm 2016 và bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em theo nội dung trong SGK. - HS lắng nghe, hoạt động nhóm, đọc thông tin và quan sát các bức tranh trong sgk, hoàn thiện phiếu học tập trả lời các câu hỏi sau bằng kỹ thuật Think- Pair- Share trong 5- 7 phút: Bước 1: Hoạt động cá nhân. Bước 2: Hoạt động cặp đôi Bước 3: Cử đại diện chia sẻ trước lớp. |
I. Tìm hiểu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em - Quyền cơ bản của trẻ em là những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ - Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 và Luật Trẻ em năm 2016 đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em. Các quyền đó có thể chia thành bốn nhóm: |
* Nhóm 1: Quyền được sống còn: 1. Em hiểu thế nào là quyền được sống còn?
2. Em hãy kể tên các quyền trong nhóm quyền được sống còn của trẻ em?
3. Vì sao trẻ em cần có quyền được sống còn? |
* Nhóm quyền được sống còn : - Khái niệm: bao gồm quyền của trẻ em được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. - Bao gồm: quyền được sống: quyền được khai sinh và có quốc tịch; quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng quyền được chăm sóc sức khoẻ; quyền được sống chung với cha mẹ quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha mẹ; quyền được đảm bảo an sinh xã hội - Trong đó, trẻ em là những người còn nhỏ tuổi, thể chất và tinh thần chưa phát triển hoàn thiện nên sẽ gặp nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sự sống còn nhất. Vì vậy, trẻ em cần được đảm bảo nhóm quyền được sống |
* Nhóm 2: Quyền được bảo vệ 1. Em hiểu thế nào là quyền được bảo vệ?
2. Em hãy kể tên các quyền trong nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em?
3. Vì sao trẻ em cần có quyền được bảo vệ? |
* Quyền được bảo vệ - Khái niệm: là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bóc lột, xâm hại. - Bao gồm: quyền bí mặt đời sống riêng tư quyền được lưu về để không bị xâm hại tình dục; quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc quyền được bảo về để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt; quyền được bảo vệ khỏi chất ma tuy, quyến được bảo vệ trong tố tụng và xử lí vi phạm hành chính quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm hoạ ở nhiễm môi trường, xung đột vũ trang. - Trẻ em nhỏ tuổi, thể chất, tinh thần, trí tuệ, nhân cách còn dùng trong giai đoạn phát triển, chưa có nhiều sự trải nghiệm trong cuộc sống, thiếu kinh nghiệm sống nên cần có quyền được bảo vệ. |
* Nhóm 3: Quyền được phát triển 1. Em hiểu thế nào là quyền được phát triển?
2. Em hãy kể tên các quyền trong nhóm quyền phát triển của trẻ em?
3. Vì sao trẻ em cần có quyền được phát triển? |
* Quyền được phát triển: - Khái niệm: là nhóm quyền nhằm đáp ứng các nhu cầu cho trẻ em được phát triển một cách toàn diện. - Bao gồm: quyền được có mức sống đầy đủ; quyền được - giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; quyền vui chơi, giải trí; giữ gìn, phát huy bản sắc; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo - Trẻ em là những con người đang trong giai đoạn phát triển để hoàn thiện về thể chất, tinh thần, trí tuệ nhân cách... Do đó, trẻ em cần được đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết để phát triển bản thân một cách hài hoà. |
* Nhóm 4: Quyền được tham gia 1. Em hiểu thế nào là quyền được tham gia?
2. Em hãy kể tên các quyền trong nhóm quyền được tham gia của trẻ em?
3. Vì sao trẻ em cần có quyền được tham gia? |
* Quyền được tham gia - Khái niệm: là những quyền nhằm đảm bảo cho trẻ em được tham gia vào các vấn để liên quan đến bản thân bằng những cách thức phù hợp với nhận thức và độ tuổi. - Bao gồm: quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em; quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng. - Thực hiện quyền được tham gia giúp cho trẻ con thêm hiểu biết và năng cao hơn nhận thức, tích luỹ được kinh nghiệm; giúp người lớn đưa ra những quyết định đúng đắn nhất để giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống có liên quan tới trẻ em. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu mục II. Ý nghĩa của quyền trẻ em và thực hiện quyền trẻ em
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện quyền trẻ em và những bổn phận của trẻ em
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn, đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi sau: 1. Em hãy cho biết, quyền trẻ em có ý nghĩa như thế nào? 2. Theo em, trẻ em có những bổn phận nào? |
II. Ý nghĩa của quyền trẻ em và thực hiện quyền trẻ em - Quyền trẻ em là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn diện về thể chất và tinh thần. Thực hiện quyền trẻ em đảm bảo cho trẻ em được sống, được phát triển trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng. * Bổn phận của trẻ em: - Đối với đất nước: + Tôn trọng pháp luật. + Tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc + Yêu quê hương, đất nước, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… - Đối với gia đình: + Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. + Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình. - Đối với nhà trường: + Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường. + Rèn luyện đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập. + Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường. - Đối với bản thân: + Sống trung thực, khiêm tốn. + Không đánh bạc, không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét và kết luận: + Quyền trẻ em thể hiện sự tôn trọng quan tâm, bảo vệ của cộng đồng quốc tế và mỗi quốc gia đối với trẻ em. Đây là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn diện cả về thể chất và tinh thần, Quyền trẻ em đảm bảo cho trẻ em được sống được phát triển trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn và bình đẳng. Thực hiện quyền trẻ em cũng là sự đảm bảo cho tương lai tươi đẹp của đất nước và của toàn nhân loại. + Trẻ em là tương lai của nhân loại. Nếu quyền trẻ em không được thực hiện, trẻ em sẽ phải đối diện với rất nhiều nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng đến sự phát triển và sống còn của bản thân. Tình trạng bất bình đẳng và tệ nạn xã hội sẽ không ngừng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các quốc gia và toàn thế giới. Do đó mỗi quốc gia cần có sự quan tâm, quán triệt việc thực hiện quyền trẻ em. - Kết thúc hoạt động Khám phá, GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học về bổn nhóm quyền cơ bản của trẻ em, ý nghĩa của quyền trẻ em và tổng kết những nội dung chính của bài học thông qua phần chốt nội dung kiến thức ở SGK |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* DẶN DÒ:
- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập
- Tìm hiểu trước nội dung bài 12. Thực hiện quyền trẻ em