Giáo án GDCD 6 Bài 5: Tự lập - Kết nối tri thức
Giáo án Giáo dục công dân 6 Bài 5: Tự lập - Kết nối tri thức
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm về tự lập.
- Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập.
- Hiểu vì sao phải tính tự lập.
- Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và của người khác.
- Tự thực hiện nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hàng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng, không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: quan sát, thực hành, làm việc nhóm
b. Năng lực:
- Năng lực phát hiện vấn đề;
- Năng lực giao tiếp;
- Năng lực hợp tác;
- Năng lực tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, Sách giáo viên, Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6.
- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện gắn với nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tiếp cận bài học mới thông qua trò chơi ”giải ô chữ”
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập GV chia cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và giải mã ô chữ bí mật ; nhóm nào giải đáp được nhanh nhất sẽ thắng cuộc |
|
? Giải ô chữ: - Hàng ngang số 1 gồm 7 chữ cái, chỉ thành tích nổi bật của học sinh mức bình thường. - Hàng ngang 2 gồm 6 chữ cái , chỉ sự đối lập và ỷ lại. - Hàng ngang số 3 gồm 7 chữ cái chỉ sự đồng nghĩa với làm việc. - Hàng ngang 4 gồm 6 chữ cái, chỉ hoạt động chính học sinh, trường học. - Hàng ngang số 5 gồm 6 chữ cái, chỉ thái độ tôn trọng và đúng mực đối với người lớn tuổi. => Từ khóa ? |
- Hàng ngang số 1 : xuất sắc - Hàng ngang số 2 : tự giác - Hàng ngang số 3 : lao động - Hàng ngang số 4 : học tập - Hàng ngang số 5 : lễ phép => Từ khóa : tự lập |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và dẫn dắt vào bài học mới |
|
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục I. Tự lập và biểu hiện của tự lập
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được khái niệm và các biểu hiện của tự lập
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập |
I. Tự lập và biểu hiện của tự lập |
Nhiệm vụ 1. GV hướng dẫn HS quan sát ba bức tranh trong SGK, kết hợp với đọc thông tin và đặt một số câu hỏi để gợi ý HS tìm hiểu về biểu hiện của tự lập và trái với tự lập trong học tập và sinh hoạt: |
a) Khái niệm |
a) Vì sao Bác Hồ quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước? |
a) Bác Hồ quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước vì: đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. |
b) Từ câu chuyện Bác Hồ em hiểu thế nào là tự lập? |
- Khái niệm: Tự lập là tự làm lấy công việc bằng khả năng, sức lực của mình. |
Nhiệm vụ 2. GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình trong SGK ; sau đó thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi : ? Em hãy xác định những biểu hiện của tự lập và chưa tự lập trong các bức tranh và thông tin trên. ? Em còn biết những biểu hiện nào khác của tính tự lập ? |
b) Biểu hiện - Biểu hiện của tự lập: + Sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách. + Có ý chí nỗ lực, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. + Không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu mục II. Ý nghĩa của tự lập
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được ý nghĩa của tự lập
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình trong SGK ; sau đó thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi : |
II. Ý nghĩa của tự lập |
? Hưng đã biểu hiểu hiện tính tự lập như thế nào? Tính tự lập đã đem lại điều gì cho Hưng? |
- Hưng đã: tự ý thức trong học tập, lo toan việc nhà, chăm sóc mẹ và em chu đáo. - Tính tự lập đã đem lại cho Hưng kết quả học tập khá tốt. |
Tính tự lập của anh Luận đã mang lại điều gì cho anh và cho xã hội? |
- Nhờ đức tính tự lập của anh Luận nên doanh nghiệp của anh ngày càng phát triển, được vinh danh là người dân tộc được bình chọn là Doanh nhân trẻ xuất sắc; qua đó tạo công ăn việc làm cho nhiều người ở buôn làng. |
Từ các trường hợp trên, em hãy cùng các bạn thảo luận và cho biết ý nghĩa của tự lập đối với bản thân, gia đình và xã hội? |
- Tự lập giúp chúng ta: + Làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm. + Tự tin, bản lĩnh, giải quyết các công việc hiệu quả và làm chủ được cuộc sống + Nhận được sự kính trọng của mọi người. - Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và xứng đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* DẶN DÒ:
- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập
- Tìm hiểu trước nội dung bài 6. Nhận thức bản thân