Giáo án GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kết nối tri thức


Giáo án Giáo dục công dân 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kết nối tri thức

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Khái niệm công dân; căn cứ xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nêu được quy định của Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- Bước đầu thực hiện được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động, thực hiện được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- Phát triển bản thân: Tự nhận thức bn thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy truyền thống yêu nước.

- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa chuẩn mực, vi phạm đạo đức, pháp luật ảnh hưởng xấu đến đất nước.

Hợp tác, gii quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân.

3. Về phẩm chất:

Yêu nước: Tự hào về quê hương đất nước. 

Nhân ái: Luôn cổ gắng vươn lên đạt kết quà tốt trong học tập; tích cực ch động tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Trách nhiệm: Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng đ phát huy truyền thống yêu nước. Tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, Sách giáo viên, Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6. 

- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện gắn với nội dung bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6. 

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi :


Câu 1: Theo em, vì sao chính phủ Việt Nam quan tâm đến việc đưa công dân Việt Nam về nước

Câu 2: Hãy chia sẻ cảm xúc của em khi được là công dân Việt Nam.

- Theo em, Chính phủ Việt Nam quan tâm đến việc đưa công dân Việt Nam về nước vì chính phủ lo đến sức khỏe, tính mạng của đồng bào, của công dân Việt Nam, muốn bảo vệ công dân Việt Nam 1 cách tốt nhất. 

- Cảm xúc của em khi được là công dân Việt Nam là tự hào, hạnh phúc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và dẫn dắt vào bài học mới.


B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu mục I. Tìm hiểu khái niệm công dân

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được khái niệm công dân

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

I. Tìm hiểu khái niệm công dân

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi  của phiếu bài tập

Câu 1: Em hãy quan sát các cuốn hộ chiếu dưới đây và cho biết đó là hộ chiếu quốc gia nào?

Câu 2 : Ý nghĩa của cuốn hộ chiếu đó.

- Em quan sát các cuốn hộ chiếu trong hình ảnh trên thì đó là:

+ Hộ chiếu quốc gia Việt Nam

+ Hộ chiếu quốc gia Nhật Bản.

+ Hộ chiếu quốc gia Nga.

- Ý nghĩa của cuốn hộ chiếu đó là: để cho biết người đó thuộc công dân của quốc gia nào.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: theo em, trong 3 ý kiến của các bạn Minh, Thắng, Toàn, ý kiến của bạn nào thể hiện đầy đủ nhất khái niệm công dân?

- Theo em, ý kiếm của bạn Toàn thể hiện đầy đủ khái niệm công dân. Vì những ai có quốc tịch Việt Nam, sống và làm việc, có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật qui định.

- GV yêu cầu HS phát biểu lại khái niệm công dân

- Khái niệm: Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 2. Tìm hiểu mục II. Căn cứ xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được căn cứ để xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin luật quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi bổ sung năm 2018 để trả lời các câu hỏi

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh trả lời các câu hỏi liên quan đến quan hệ giữa nhà nước với công dân, liên quan đến quốc tịch trẻ em

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

II. Căn cứ xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi : căn cứ nào để xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ?

- Thời gian thảo luận : 5 phút

- Sau khi thảo luận xong, GV mời đại diện của 1 nhóm để trình bày, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung

- Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

- Người có quốc tịch Việt Nam là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam. 

+ Khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thoả thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con.

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú ở Việt Nam, còn cha không rõ là ai.

+ Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi : Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào trẻ em là công dân Việt Nam?

- Trường hợp 1: Trẻ em sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam.

- Trường hợp 2: Trẻ em sinh ra có cha là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài.

- Trường hợp 3: Trẻ em sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, cha là người không quốc tịch.

- Trường hợp 4: Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

- Trường hợp 5: Trẻ em bị bỏ rơi, không rõ cha mẹ là ai

- Các trường hợp số: 1, 3, 4, 5 được xác định là công dân Việt Nam

- Trườn hợp số 2: chưa đủ thông tin để khẳng định em bé đó là công dân vn, vì theo luật quốc tịch năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014, thì: trẻ em được xác định là công dân Việt Nam khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thoả thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Tìm hiểu trước nội dung bài 10. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân


Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác: