Giáo án GDCD 6 Bài 2: Yêu thương con người - Kết nối tri thức


Giáo án Giáo dục công dân 6 Bài 2: Yêu thương con người - Kết nối tri thức

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

Sau khi học xong bài này, học sinh có thể:

- Nêu được khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người.

- Hiểu được giá trị của tình yêu thương con người.

- Hiểu được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người và những hành động trái với yêu thương con người.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động, thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người.

- Điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những chun mực đạo đức, những giá trị truyền thống của tình yêu thương con người. Có kiến thức cơ bn đ nhận thức, qun lí, điều chnh bn thân và thích ứng với những thay đối trong cuộc sổng nhằm phát huy giá trị to lớn của tình yêu thương con người.

- Phát triển bản thân: Tự nhận thức bn thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy những giá trị về tình yêu thương con người theo chuẩn mực đạo đức cùa xã hội. Xác định được lí tường sổng ca bn thân lập kế hoạch học tập và rèn luyện, xác định được hướng phát triển phù hợp ca bn thân đế phù hợp với các giá trị đạo đức về yêu thương con người.

- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa chuẩn mực, vi phạm đạo đức, chà đạp lên các giá trị nhân văn ca con người với con người.

Hợp tác, gii quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhm góp phần lan ta giá trị ca tình yêu thương con người.

3. Về phẩm chất:

Tự hào về truyền thống nhân ái, đoàn kết tương trợ, tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc.

Luôn cổ gắng vươn lên đạt kết quà tốt trong học tập; tích cực ch động tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để góp phần vun đắp giá trị ca tình yêu thương con người.

Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng đ phát huy truyền thống yêu thương con người. Đấu tranh bo vệ những truyền thống tốt đẹp; phê phán, lên án những quan niệm sai lm, lệch lạc trong mối quan hệ giữa con người với con người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, Sách giáo viên, Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6. 

- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện gắn với nội dung bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6. 

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dungGiáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Thẩm thấu âm nhạc”

c. Sản phẩmCâu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Thẩm thấu âm nhạc”

Luật chơi: HS xem video “Thương lắm miền Trung ơi” và trả lời câu hỏi:


Hình ảnh gợi em nhớ tới sự việc nào xảy ra ở nước ta?

Hình ảnh trên đề cập đến hoạt động giúp đỡ chia sẻ đồng bào miền trung bị lũ lụt năm 2020

?  Trước sự việc đó, Nhà nước và Nhân dân ta đã có những hành động gì?

Hoạt động của nhà nước và nhân dân ta giúp đỡ đồng bào miền trung: Hỗ trợ về vật chất và tinh thần, quyên góp tiền và các vật dụng ủng hộ đồng bào miền trung

Em hãy chia sẻ cảm xúc của mình trước những hành động đó.

- Cảm xúc: Đồng cảm với những đau thương mất mát mà đồng bào miền trung gặp phải, rất trân trọng và tự hào về sự giúp đ của mọi người dân Việt Nam hướng về đồng bào nơi lũ lụt trong khó khăn hoạn nạn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


- GV dẫn dắt vào bài mới: Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.Vậy yêu thương con người là gì? Biểu hiện của yêu thương con người như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu mục 1. Yêu thương con người và biểu hiện của tình yêu thương con người

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm yêu thương con người và biểu hiện của tình yêu thương con người

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin, cùng tìm hiểu nội dung thông tin nói về bé Hải An trong sách giáo khoa

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM


1. Yêu thương con người và biểu hiện của tình yêu thương con người

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Nhiệm vụ 1: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi của phiếu BT

- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin

- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập:

a) Thế nào là yêu thương con người

Bé Hải An có ước nguyện gì? Em có suy nghĩ gì về ước nguyện của Hải An và việc làm của gia đình bé?

Ước nguyện bé Hải An là hiến tạng, một phần là muốn cống hiến cho xã hội, giúp người; một phần là muốn mẹ tiếp tục cuộc sống tiếp vì con còn trên thế gian. 

- Suy nghĩ: 

+ Đây một ước nguyện cao đẹp, lớn lao thể hiện tình yêu thương con người, biết sống vì người khác.

+ Đây là ước nguyện, việc làm đáng được tưởng nhớ và tôn trọng.

+ Là tấm gương sáng để người khác noi theo.

Theo em như thế nào là yêu thương con người?

- Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

Nhiệm vụ 2. 

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa, phiếu bài tập và trò chơi “người làm vườn nhân hậu”

? Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

1. Tình yêu thương con người được biểu hiện trong các mối quan hệ nào? Với những hình thức nào?

2. Em có suy nghĩ gì về những việc làm được đề cập đến trong những hình trên?

* Phiếu bài tập: Tìm hiểu biểu hiện của tình yêu thương con người bằng cách hoàn thiện phiếu bài tập 

* Trò chơi “người làm vườn nhân hậu”

Luật chơi: 

+ Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất. Nhóm 1: Lới nói, nhóm 2: việc làm, nhóm 3: thái độ...thể hiện yêu thương con người.

+ Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng năm phút.

+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án và dán lên cây, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.

b) Biểu hiện của tình yêu thương con người

Yêu thương con người được thể hiện ngay ở những lời nói, việc làm và thái độ của môi con người trong cuộc sống hàng ngày.

Yêu thương con người được thể hiện bằng những việc làm cụ thể ở trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội

Tình yêu thương con người thể hiện ở sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau; tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện; biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác; khi cần thiết có thề hi sinh quyền lợi của bản thân vì người khác;...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 2. Tìm hiểu mục 2. Giá trị của yêu thương con người

a. Mục tiêu: 

- Hiểu vì sao phải yêu thương con người.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin, quan sát tranh, tình huống

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Ý nghĩa của yêu thương con người là gì? 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm .

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi.

Theo em, tình yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào đối với người được nhận tình yêu thương và người th hiện tình yêu thương với người khác?

2. Giá trị của yêu thương con người

Tình yêu thương con người mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống; giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn; làm cho mối quan hệ giữa con người với con người thêm gần gũi, gắn bó; góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn. 

Người biết yêu thương con người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng. Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Tìm hiểu trước nội dung bài 3. Siêng năng, kiên trì


Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác: