Giáo án GDCD 6 Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em - Kết nối tri thức


Giáo án Giáo dục công dân 6 Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em - Kết nối tri thức

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức 

- Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em. 

- Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em. 

- Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng; bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em. 

- Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.

2. Về năng lực

Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được các quyền trẻ em, tích cực tham gia thực hiện quyền trẻ em của bản thân thành những việc làm phù hợp lứa tuổi. 

Năng lực phát triển bản thân: Biết vận dụng các quyền trẻ em để thực hiện các việc làm của bản thân một cách phù hợp để hoàn thiện bản thân mình. 

3. Về phẩm chất 

Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia thực hiện các quyền trẻ em cơ bản của bản thân, tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện tốt quyền của trẻ em.

Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm, tôn trọng lẽ phải, bảo vệ điều hay, lẽ phải công bằng trong nhận thức, ứng xử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, Sách giáo viên, Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6. 

- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện gắn với nội dung bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6. 

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

- Tạo tâm thế học tập, hứng thú với bài học.

- Học sinh bước đầu nhận biết về trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em để chuẩn bị vào bài học mới.

- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Ai sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo quyền trẻ em? 

b. Nội dung: Học sinh cùng nghe bài hát “Dấu chấm hỏi” (sáng tác: Thế Hiển) và trả lời câu hỏi trong SGK

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua tìm hiểu bài hát “Dấu chấm hỏi” (sáng tác: Thế Hiển).

Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi:


Câu 1: Bạn nhỏ trong bài hát không được hưởng những quyền nào của trẻ em?

Bạn nhỏ trong bài hát không biết bố mẹ mình là ai, không có nhà ở, không được ai nuôi dưỡng, chăm sóc, không được đi học, không được ăn no, không được bảo vệ.

Câu 2: Ai sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo quyền trẻ em cho bạn nhỏ ấy?

- Có nhiều tổ chức cá nhân phải chịu trách nhiệm đảm bảo quyền trẻ em cho bạn nhỏ là: bố mẹ, nhà trường, nhà nước, công an, các tổ chức xã hội...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


- GV dẫn dắt vào bài học mới : Ngoài xã hội vẫn còn nhiều mảnh đời bất hạnh, nhiều trẻ em không được sống trong yêu thương, chăm sóc, không được hưởng đầy đủ quyền trẻ em. Để trẻ em được sống, được học tập, được phát triển đầy đủ cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu mục I. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu 3 tình huống trong sách giáo khoa. 

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh: trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em là gì? 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi  của phiếu bài tập

GV yêu cầu học sinh đọc tình huống

GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập 

Câu 1Trong các tình huống, bạn nào đã thực hiện đúng, bạn nào thực hiện chưa đúng quyền và bổn phận của trẻ em. Vì sao?

Câu 2:Học sinh có trách nhiệm như thế nào trọng việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em?

I. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

- Trẻ em có những quyền và bổn phận của mình. Cùng với bốn nhóm quyền cơ bản của mình, mỗi trẻ em cần phải có thái độ kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, thành viên trong gia đình bằng các việc làm phù hợp với bản thân, có thái độ tôn trọng giáo viên và mọi người, ...

- Mỗi học sinh cần nắm rõ các quyền và bổn phận của mình, có thái độ tích cực, chủ động trong các việc thự hiện quyền và bổn phận của trẻ em để bảo vệ và phát triển bản thân một cách toàn diện, đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em và phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 2. Tìm hiểu mục II. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc, tìm hiểu tình huống

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (Phiếu bài tập, phần tham gia trò chơi....)

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Nhiệm vụ 1: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa, phiếu bài tập và “trò chơi tiếp sức”

? Em đọc những tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tình huống 1: Nghỉ hè về thăm quê, An được ông bà dẫn đi tham quan và kể cho nghe nhiều câu chuyện thú vị về các di tích lịch sử ở địa phương. Ông bà còn dạy An cách trồng rau và chăm sóc vật nuôi trong nhà. Đây thật là một kì nghỉ vui vẻ và bổ ích.

Tình huống 2: Trường học của Lâm có kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Để tổ chức các hoạt động phù hợp với học sinh, nhà trường đã đưa ra một số nội dung hoạt động ngoại khóa để các em đóng góp ý kiến và lựa chọn nội dung mà các em hứng thú nhất.

Tình huống 3: Chính quyền xã K đã tổ chức cuộc thi Tìm hiểu về pháp luật giao thông đường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tham gia giao thông an toàn của học sinh. Cùng với những phần quà có ý nghĩa, Ban tổ chức còn tuyên truyền đến từng thôn xóm để động viên con em mình tham gia.

Tình huống 4: Nhận được tin báo của anh Hải, cơ quan công an đã điều tra, bắt giữ vợ chồng ông Nam về hành vi thường xuyên đánh đập con nuôi là bé Tùng. Tòa án đã xét xử và tuyên phạt tù vợ chồng ông Nam về hành vi hành hạ người khác và hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. 

Câu hỏi: Trong những tình huống trên theo em tình huống nào thực hiện đúng quyền trẻ em, tình huống nào chưa thực hiện đúng quyền trẻ em?

* Phiếu bài tập: Tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em qua các tình huống.

+ Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một tình huống.

+ Học sinh tìm hiểu tình huống rồi viết ra giấy A1 để báo cáo theo nhóm

II. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

*Nhận xét:

Tình huống 1:  Bố mẹ, ông bà An đã làm đúng trách nhiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em.

Tình huống 2:  Trường học Lâm đã thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong thực hiện quyền trẻ em.

Tình huống 3: Chính quyền xã K thực hiện đúng trách nhiệm trong thực hiện quyền trẻ em.

Tình huống 4: Vợ chồng ông Nam vi phạm quyền trẻ em khi thường xuyên đánh đập bé Tùng. Vi phạm quyền bảo vệ của trẻ em.

Nhiệm vụ 2: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa, phiếu bài tập và trò chơi tiếp sức

Câu hỏi: Theo em gia đình, nhà trường, xã hội có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em

* Phiếu bài tập: Tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em bằng cách hoàn thiện phiếu bài tập 

* Trò chơi tiếp sức

Luật chơi: 

+ Giáo viên chia lớp thành ba đội, một đội tìm hiểu về trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện quyền trẻ em, một đội tìm hiểu về trách nhiệm của nhà trường trong việc thực hiện quyền trẻ em, một đội tìm hiểu về trách nhiệm của xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em

+ Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng năm phút.

+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án lên bảng, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.

* Trách nhiệm của gia đình

- Tiến hành khai sinh cho trẻ.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.

- Tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động trường, xã hội.

- Tạo điều kiện cho trẻ học tập.

- Tạo điều kiện cho trẻ vui chơi, giải trí.

- Tạo điều kiện cho trẻ phát triển năng khiếu.

- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho trẻ, tránh khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bị lạm dụng bị mua bán.

* Trách nhiệm của nhà trường

- Đảm bảo quyền học tập, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu…của trẻ.

- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe , nhân phẩm, danh dự cho trẻ, bí mật về đời sống riêng tư cho trẻ.

- Quản lí trẻ em và giáo dục để trẻ thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

* Trách nhiệm của xã hội

- Đảm bảo tất cả trẻ em được hưởng và thực hiện quyền trẻ em.

- Xây dựng, ban hành, thực hiện các chủ trương, các chính sách… về quyền trẻ em.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập



Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác: