Bài tập Viết phương trình hóa học chọn lọc, có đáp án
Bài tập Viết phương trình hóa học chọn lọc, có đáp án
Tổng hợp 10 bài tập trắc nghiệm về Viết phương trình hóa học môn Hóa học lớp 9 chọn lọc, có lời giải chi tiết đầy đủ câu hỏi lý thuyết và các dạng bài tập sẽ giúp học sinh có thêm bài tập tự luyện từ đó học tốt môn Hóa học lớp 9 hơn.
Bài 1: Có những bazơ sau: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào bị nhiệt phân huỷ?
A. Ca(OH)2, KOH
B. Fe(OH)3, Mg(OH)2
C. Fe(OH)3, Mg(OH)2, KOH
D. Fe(OH)3, Mg(OH)2, KOH, Ca(OH)2.
Bài 2: Cho một lượng khí CO dư đi vào ống thuỷ tinh đốt nóng có chứa hỗn hợp bột gồm: CuO, K2O, Fe2O3 (đầu ống thuỷ tinh còn lại bị hàn kín). Hỏi khí CO phản ứng được với những chất nào trong hỗn hợp?
A. CuO, K2O
B. CuO, Fe2O3
C. K2O , Fe2O3
D. không đáp án nào đúng.
Bài 3: Đốt cháy cacbon trong khí oxi tạo khí cacbonic. Hỏi đáp án nào là PTHH biểu diễn quá trình trên:
A. C + O2 → CO2 B. C + 2O2 → 2CO2
C. C + 2O2 → CO2 D. 2C + O2 → 2CO2
Bài 4: Cân bằng PTHH sau:
Mg + H2SO2 (đ, n) → MgSO4 + SO2 + H2O
Hỏi tổng hệ số các chất phản ứng là bao nhiêu?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Bài 5: Chọn hệ số và CTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi trong phương trình hóa học sau: ? Na + ? → 2Na2O
A. 4, 1, O2 B. 1, 4, O2
C. 1, 1, O2 D. 2, 2, O2
Bài 6: Cân bằng PTHH sau và cho biết tỉ lệ tổng hệ số của chất phản ứng với sản phẩm.
Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH
A. 2:2 B. 3:2 C. 2:3 D. Đáp án khác
Bài 7: Khi phân hủy hoàn toàn 24,5g muối kaliclorat(KClO3) thu được 9,6 g khí oxi và muối kali clorua(KCl).
a/Hỏi PTHH nào dưới đây là đúng?
A. 2KClO3 → KCl + O2
B. KClO3 → KCl + 3O2
C. 2KClO3 → KCl + 3O2
D. 2KClO3 → 2KCl + 3O2
b/Tính khối lượng muối kali clorua thu được?
A. 14,9g B. 7,45g C. 19,4g D. 7,54g
Bài 8: Sơ đồ điều chế axit sunfuric trong công nghiệp là:
A. S → SO2 → SO3 → H2SO4
B. SO2 → SO3 → H2SO4
C. S → H2S → SO2 → SO3 → H2SO4
D. FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4
Bài 9: Cân bằng PTHH và tính tổng hệ số của các các chất trong PTHH là:
MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O
A. 7 B. 8 C. 9 D. 10
Bài 10: Cân bằng PTHH và tính tổng hệ số các chất sản phẩm trong PTHH:
Fe + AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Đáp án và hướng dẫn giải
1. B | 2. B | 3. A | 4. B | 5. A |
6. C | 7. D, A | 8. D | 9. C | 10. B |
Bài 1: Bazo không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit tương ứng và nước
2Fe(OH)3 −to→ Fe2O3 + 3H2O
Mg(OH)2 −to→ MgO + H2O
⇒ Chọn B.
Bài 2: Khí CO khử được oxit của các kim loại đứng sau Al thành kim loại tương ứng và khí CO2.
CO + CuO −to→ Cu + CO2
3CO + Fe2O3 −to→ 2Fe + 3CO2
⇒ Chọn B.
Bài 4:
Mg + 2H2SO4 (đ, n) → MgSO4 + SO2 + 2H2O
Tổng hệ số các chất phản ứng = 1 + 2 = 4
⇒ Chọn C.
Bài 5:
4Na + O2 −to→ 2Na2O
⇒ Chọn A.
Bài 6:
Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NaOH
Tổng hệ số các chất phản ứng : Tổng hệ số các chất sản phẩm = (1+1) : (1+ 2) = 2 : 3
⇒ Chọn C.
Bài 7:
2KClO3 → 2KCl + 3O2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mKClO3 + m KCl + mO2
⇔ 24,5 = m KCl + 9,6
⇔ m KCl = 14,9 g
⇒ Chọn D, A.
Bài 9:
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Tổng hệ số các chất = 1 + 4 + 1 + 1 + 2 = 9
⇒ Chọn C.
Bài 10:
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Tổng hệ số các chất sản phẩm = 1 + 2 = 3
⇒ Chọn B.