X

Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây - Ngắn nhất Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất nhưng đủ ý hy vọng rằng sẽ giúp các bạn nắm bắt được các ý chính từ đó dễ dàng và soạn bài môn Ngữ văn 10.

Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

* Trước khi đọc:

Câu hỏi (trang 38 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Hãy nhớ lại một vài nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học thường được mọi người gọi là anh hùng và cho biết do đâu mà họ được tôn xưng như thế?

Trả lời:

- Một số nhân vật lịch sử được mọi người gọi là anh hùng là: Hai Bà Trung, Vua Hùng, Lý Nam Đế (Lý Bí), Thánh Gióng, Ngô Quyền.

- Sở dĩ họ được tôn xưng như vậy vì họ là người đại diện cho chính nghĩa, cho nhân dân, họ có công lớn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

* Đọc văn bản:

1. Liên hệ: Lời văn ở đoạn này gần với truyện hay vở kịch?

Trả lời:

- Ở đoạn 1, lời văn ở đoạn này gần với kịch.

- Bởi cấu trúc đoàn văn chủ yếu là lời đối thoại giữa hai nhân vật Đăm Săn, Mtao Mxây.

2. Suy luận: Lưu ý những hình ảnh được sử dụng để miêu tả Đăm Săn. Những hình ảnh đó có điểm gì độc đáo?

Trả lời:

- Những hình ảnh được sử dụng để miêu tả Đăm Săn:

+ “Chạy vun vút qua phía đông, tây”

+ “Múa trên cao, gió như bão; múa dưới thấp, gió như lốc”

+ “Múa chạy nước kiệu, núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”

=> Những hình ảnh được sử dụng biện pháp phóng đại nhằm nhấn mạnh sức mạnh phi thường, mạnh mẽ của Đăm Săn

3. Theo dõi: Chú ý sự xuất hiện của cụm từ “bà con xem...” và ý nghĩa, tác dụng của nó trong lời kể?

Trả lời:

- Cụm từ này như làm cho độc giả và tác giả trở nên gần gũi hơn. Cảm giác như tác giả hay nhân vật đang nói với người đọc vậy. Một cách xưng hô chân chất, mộc mạc, giản dị

4. Suy luận: Cảnh tiệc tùng trong đoạn này được miêu tả qua lời của ai? Điều đó giúp ích gì trong việc thể hiện hình tượng nhân vật Đăm Săn?

Trả lời:

- Cảnh tiệc tùng trong đoạn văn được miêu tả qua lời của người dân nào đó trong làng.

- Điều đó đã thể hiện sự ngưỡng mộ, trân trọng của bà con đối với người anh hùng Đăm Săn.

5.Suy luận: Việc miêu tả ngoại hình nhân vật Đăm Săn có gì khác thường và có tác dụng như thế nào?

Trả lời:

Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

* Sau khi đọc:

Nội dung chính:

Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn – người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của cộng đồng, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi...

Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Tóm tắt các sự kiện chính trong văn bản trên.

Trả lời:

- Các sự kiện chính trong văn bản bao gồm:

Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Đăm Săn đã gặp khó khăn gì vào thời điểm cuối cuộc giao chiến với Mtao Mxây? Nhờ đâu mà chàng vượt qua được khó khăn ấy để giành chiến thắng?

Trả lời:

- Đăm Săn gặp phải vào thời điểm cuối cuộc giao chiến với Mtao Mxây là: Đăm Săn không tài nào đâm thủng được Mtao Mxay. Đăm Săn đã thấm mệt.

- Chàng chiến thắng nhờ vào sự giúp đỡ của đấng thần linh (ông Trời). Ông Trời mách rằng hãy lấy một cái chày mòn ném vào vành tai kẻ địch.

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Đăm Săn và Mtao Mxây đều là những tù trưởng tài giỏi, nhưng văn bản trên đã cho thấy, người xứng đáng được xem là anh hùng của cộng đồng chỉ có thể là Đăm Săn. Hãy so sánh hai nhân vật để làm rõ điều đó.

Trả lời:

Vấn đề so sánh

Đăm Săn

Mtao Mxây

Ngôn ngữ, lời nói

- Những câu từ của Đăm Săn bộc lộ sự chính trực, hào sảng


- Câu từ của Mtao Mxây thì mang sự trêu tức, coi thường người khác


Khi khiêu chiến

- Đăm Săn thể hiện khí khái của một người hùng

- Còn Mtao Mxây lại bộc lộ sự yếu kém, hèn nhát, tự cao tự đại


Hành động

- Đăm Săn múa khiên thể hiện sự uy dũng


- Mtao Mxây múa khiên trước nhưng thể hiện sự kém cỏi


Ngoại hình

- Đôi mắt linh lợi như chim ghếch ăn hoa tre, sức ngang voi đực, hơi thở ầm ầm tựa như sấm dậy


- Dữ tợn như một vị thần, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo

=> Mặc dù cả hai đều là tù trưởng giỏi nhưng Đăm Săn xứng đáng là người anh hùng của cộng đồng.


Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Trong sử thi, lời nói của nhân vật thường góp phần quan trọng trong việc thể hiện tính cách, vị thế xã hội của mình. Hãy chọn và phân tích một số lời thoại của Đăm Săn trong văn bản trên để làm rõ điều đó.

Trả lời:

- Một số lời thoại tiêu biểu thể hiện tính cách của Đăm Săn như:

+ " Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy'': Câu nói toát lên khí chất mạnh mẽ, không sợ hãi bất kì điều gì của người anh hùng.

+ "Sao ta lại đâm ngươi khi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến cả con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là'': Câu nói trên thể hiện sự thông minh, hài hước, và khẳng khái của Đăm Săn, anh không chấp nhận những hành động lén lút.

Câu 5 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Cho biết:

a. Tác dụng của lối nói quá và cách ví von trong văn bản; nhận xét về ngôn ngữ sử thi.

b. Cụm từ “bà con xem...” trong văn bản trên là lời của ai hướng đến ai? Theo bạn, việc sử dụng những cụm từ như thế trong văn bản sử thi có tác dụng gì?

Trả lời:

a.

- Lối nói quá và cách ví von trong văn bản làm cho hình tượng nhân vật Đăm Săn trở nên mạnh mẽ, phi thường, qua đó thể hiện sự ngưỡng vọng trân trọng của nhân dân với người anh hùng Đăm Săn.

- Ngôn ngữ sử thi trong văn bản đơn giản, cô đọng, hàm súc, thể hiện phảm chất của người anh hùng, hào hùng; đôi khi có vần, có nhịp như những bài thơ, các từ ngữ địa phương được sử dụng nhuần nhuyễn mang đậm không gian sử thi Tây Nguyên

b.

- Cụm từ “bà con xem...” được lặp lại khá nhiều lần trong văn bản. Đó thường là lời của các già làng, trưởng bản nói và hướng đến bà con quanh bản.

- Tác dụng: Làm nổi bật đặc trưng của sử thi, thể hiện tính khách quan, chân thực. Thể hiện sự đồng điệu giữa người kể và người nghe về câu chuyện sử thi ấy.

Câu 6 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Cảnh tiệc tùng và hình ảnh Đăm Săn ở nửa sau của văn bản gợi cho bạn suy nghĩ gì về phong tục và không khí hội hè của người Ê-đê?

Trả lời:

Qua hình ảnh Đăm Săn ở nửa sau của văn bản, ta có thể thấy hình ảnh không khí hội hè của người Ê-đê vô cùng náo nhiệt: Nhà Đăm Săn đông nghịt khách, tôi tớ đầy nhà. Thịt lợn, thịt trâu ăn không ngớt, ăn đến cháy đen hết ống le, ống lồ ô. Đăm Săn nằm trên võng, tóc thả trên sàn. Đăm Săn chiêng lắm la nhiều, đầu đội khăn nhiễu vai mang nải hoa, đánh đâu đập tan đó. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, ...Từ đó cho thấy không khí hội hè của người Ê-đê diễn ra trong thời gian khá dài cùng những phong tục độc đáo. Tất cả mọi người dân trong bản tập trung về một nơi, họ ăn mừng chiến thắng cùng nhau, góp công, góp sức, góp của, họ thể hiện sự biết ơn với người tù trưởng của mình.

Câu 7 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Có người cho rằng văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây có đủ yếu tố của truyện, kịch và thơ. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

Trả lời:

Theo em, văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây hội tụ đầy đủ yếu tố của truyện, kịch và thơ, bởi:

- Yếu tố truyện: cốt truyện và kết quả rõ ràng, lời dẫn trong tác phẩm cũng như đang kể lại câu chuyện

- Yếu tố thơ: Hình ảnh Đăm Săn đấu với Mtao mxây và hình ảnh bữa tiệc sau chiến thắng.

- Yếu tố kịch: Ngôn ngữ kịch, phóng đại, miêu tả theo trình tự các hành động của nhân vật.

Xem thêm các bài Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: