X

Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thần Trụ trời - Ngắn nhất Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Thần Trụ trời Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất nhưng đủ ý hy vọng rằng sẽ giúp các bạn nắm bắt được các ý chính từ đó dễ dàng và soạn bài môn Ngữ văn 10.

Soạn bài Thần Trụ trời

* Trước khi đọc:

Câu hỏi (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

- Một số truyện thần thoại mà em biết: Thần Mặt Trời, Thần Mưa, Thần Lúa, Ông Trời,...

- Thần thoại “Ông Trời” kể về sự hình thành của vạn vật trên trái đất như núi non, sông biển, mặt trời, mặt trăng,... đều do ông Trời tạo ra.

* Đọc văn bản:

1. Tưởng tượng: Bạn hình dung như thế nào về vị thần Trụ trời?

- Thần Trụ Trời là một vị thần khổng lồ, to lớn, có năng lực siêu nhiên hơn người thường.

2. Tưởng tượng: Trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời?

- Sự thay đổi của trời và đất khi có cột chống trời là trời và đất được phân đôi, tách biệt nhau. Trời được nâng lên cao như tấm màn rộng lớn bao phủ mặt đất, đất thì phẳng băng, rộng rãi. Trời đất bây giờ không còn là vùng đất tăm tối và đầy lạnh lẽo nữa

3. Suy luận: Bạn có nhận xét gì về cách kết thúc truyện?

- Cách kết thúc truyện cho ta thấy sau Thần Trụ Trời thì còn có rất nhiều vị thần khác với những vai trò khác nhau tiếp tục xây dựng nên vạn vật trên trái đất.

* Sau khi đọc:

Nội dung chính:

Văn bản giải thích về nguồn gốc các hiện tượng tự nhiên như vì sao đất trời lại được phân đôi, vì sao mặt đất không bằng phẳng mà lại có chỗ lồi, chỗ lõm, vì sao có sông, núi, biển, đảo....

Soạn bài Thần Trụ trời | Ngắn nhất Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

- Những chi tiết về không gian: Thuở ấy; chưa có thế gian; chưa có muôn vật, loài người;...

- Những chi tiết về thời gian: Một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo; Đám mịt mờ, hỗn độn; ...

Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

- Những dấu hiệu khiến em nhận ra Thần Trụ trời là truyện thần thoại là:

+ Truyện kể về vị Thần Trụ trời có công tạo lập ra vạn vật trên đất trời, vị thần có sức mạnh phi thường, kì vĩ, lớn lao để thực hiện công việc tạo lập đất trời.

+ Không gian và thời gian trong truyện là không gian và thời gian khởi thủy của buổi khai thiên lập địa.

Câu 3: (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

- Quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật Thần Trụ trời:

Từ thuở xa xưa, khi đất trời chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, có một vị thần với vóc dáng khổng lồ và năng lực phi thường xuất hiện. Thần đã đào đất, đập đá rồi đắp thành một cái cột khổng lồ chống trời lên cao tít, phân đôi đất và trời. Khi trời và đất thành hai phần, thần lại phá chiếc cột chống trời đi, ném tung đất đá thành núi đồi, đảo; chỗ đất đào làm cột biến thành sông, biển.

- Nhận xét về đặc điểm của nhân vật Thần Trụ trời:

Thần Trụ trời hiện lên là một vị thần với tầm vóc to lớn, khổng lồ “Chân thần dài không thể tả xiết. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác”; không những vậy, thần còn có năng lực siêu nhiên “đội trời lên, đưa cột cao to chống trời, phá cột chống trời, tạo ra núi sống biển cả...”.

Câu 4 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

- Nội dung bao quát của truyện Thần Trụ trời: Truyện kể về quá trình tạo lập ra vạn vật trên trái đất của vị thần Trụ trời, từ đó giải thích vì sao có trời, có đất, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng, vì sao lại có sông, núi, biển đảo,...

Câu 5 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

- Cách giải thích về quá trình tạo lập thế giới của các tác giả dân gian cho thấy trí tưởng tượng vô cùng phong phú và đa dạng tuy nhiên nhận thức hiểu biết còn đơn giản, chất phác. Họ tin vào thần thánh và cho rằng trời đất, thế gian là do các vị Thần tạo nên.

- Ngày nay, cách giải thích ấy không còn phù hợp bởi khoa học hiện đại đang ngày càng phát triển, con người cũng nhờ đó mà đã tìm ra nguyên lí, tính chất của các hiện tượng tự nhiên trên trái đất, chứ không còn giải thích dựa trên những yếu tố thần linh nữa.

Câu 6 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

- Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp,...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho em nhớ đến truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

- Tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:

Vào đời vua Hùng thứ 6, nhà vua muốn tìm một loại lễ vật để cúng Tiên Vương. Trong khi những người con khác mang đến sơn hào hải vị, thì chàng hoàng tử thứ mười tám là Lang Liêu khi được thần nhân mách bảo, đã mang đến hai món bánh ngon làm từ hạt gạo thân thuộc là bánh chưng và bánh giầy. Tượng trưng cho Đất, chiếc bánh chưng có hình dáng vuông vức, đẹp mắt, nhân bên trong là thịt mỡ với đậu xanh, bên ngoài là những hạt nếp chắc mẩy được gói cẩn thận bằng lá dong và luộc chín. Tượng trưng cho Trời, bánh giầy tròn, trắng muốt được làm từ nếp quết nhuyễn, dẻo và thơm. Hai chiếc bánh là Trời Đất, ôm lấy vạn vật, là công ơn dưỡng dục của cha mẹ, chẳng gì trên đời này có thể sánh bằng.

- Điểm tương đồng giữa 2 tác phẩm là:

+ Đất và trời trong thần thoại Thần Trụ trời có hình dạng “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp”.

+ Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy thì bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất, bánh giầy hình tròn tượng trưng cho trời.

→ Cả hai truyện đều thể hiện được quan niệm cổ, từ Đông sang Tây. Tin rằng trái đất là một phiến phẳng hình vuông, trời là cái quả tròn rỗng như cái chuông chụp lên cái phiến đất hình vuông trong đó có cả con người và vạn vật sinh sống.

Xem thêm các bài Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: