Soạn văn 10 Ôn tập học kì 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn văn lớp 10 Ôn tập học kì 1 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất
nhưng đủ ý được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm sẽ
giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 10.
Mục lục Soạn văn 10 Ôn tập học kì 1
Câu 1 (trang 149 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B; giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B.
Trả lời:
- Cột A là thể loại văn học, cột B là đặc điểm nổi bật của thể loại văn học đó.
Câu 2 (trang 149 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Nêu tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại dưới đây (có thể tóm tắt dưới hình thức lập bảng):
a. Thần thoại.
b. Sử thi.
c. Chèo (hoặc tuồng)
d. Văn bản thông tin (thuyết minh có lồng ghép...)
e. Thơ.
Trả lời:
Thể loại |
Những điểm cần lưu ý khi đọc |
Thần thoại |
- Hiểu được khái niệm và đặc điểm của truyện thần thoại.
- Chú ý những yếu tố về không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật trong truyện thần thoại.
|
Sử thi |
- Chú ý đọc những ghi chú để hiểu được ngôn ngữ địa phương được sử dụng trong văn bản sử thi.
- Hiểu được bối cảnh, không gian, thời gian trong truyện sử thi.
- Chú ý những yếu tố hoang đường để thấy được sức mạnh của các nhân vật anh hùng.
|
Chèo (tuồng) |
- Nắm được tích truyện có sẵn trong vở chèo (tuồng).
- Vì được lưu truyền theo phương thức truyền miệng nên sẽ xuất hiện nhiều dị bản.
- Chú ý những lời thoại của từng nhân vật để thấy được tính cách, con người họ.
|
Văn bản thông tin (thuyết minh có lồng ghép) |
- Nhận biết được đặc điểm của từng dạng văn bản thông tin.
- Kết hợp tiếp nhận thông tin từ lời văn thuyết minh và hình ảnh minh họa để có những kiến thức đầy đủ nhất.
|
Thơ |
- Chú ý về nghệ thuật được sử dụng trong thơ: nhịp, phách, gieo vần, các biện pháp tu từ nghệ thuật. |
Câu 3 (trang 149 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Hãy tóm tắt hai trong số các văn bản đã đọc ở học kì I, trong đó có:
- Một văn bản thần thoại hoặc sử thi.
- Một văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghéo yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.
Trả lời:
- Một văn bản thần thoại hoặc sử thi:
Tóm tắt thần thoại Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây (sử thi Ê – đê)
Bài tóm tắt
Mtao-Mxây tù trưởng vì ganh ghét với Đăm Săn có vợ đẹp nên quyết tâm bắt Hơ Nhị. Hắn dò la thông tin và biết được Đăm Săn đã đi vắng bèn cải trang thành khách đến nhà Đăm Săn, khi trở về Mtao-Mxây già vờ để quên con dao và bảo Hơ Nhị cầm dùm ra ngoài và thế là Mtao-Mxây bắt vợ Đăm Săn một cách dễ dàng.
Nghe tin vợ bị bắt, Đăm Săn nổi giận và kéo theo lực lượng đến đánh nhau với Mtao-Mxây, một cuộc chiến nảy lửa đã diễn ra tại nhà của Mtao-Mxay. Trước kia Mtao Grư từng cướp vợ của Đăm Săn và bị giết nên Mtao-Mxây khá e dè trước Đăm Săn, hắn mặc áo giáp, cầm khiên phòng thủ. Đăm Săn dọa phá nhà hắn mới dám giao chiến.
Cả hai tù trưởng giao chiến, khi múa khiên Mtao-Mxây múa yếu ớt và tỏ vẻ kém cỏi. Còn Đăm Săn múa khiên tài giỏi mạnh mẽ khiến ai cũng phải nể sợ. Mtao-Mxây chạy trốn liền bị mũi lao Đăm Săn cắm vào đùi, vào bụng Mtao-Mxây tuy nhiên do được bảo vệ bằng giáp hắn không sao. Đăm Săn trải qua trận chiến dài trở nên mệt mỏi, chàng bỗng trở nên mơ màng thấy ông trời bày cách tiêu diệt kẻ ác. Đăm Săn lấy chày mòn ném trúng vành tai, áo giáp rơi ra và ngay lập tức Đăm Săn kết thúc cuộc đời của kẻ thù nhanh chóng. Tù trưởng Mtao-Mxây xin Đăm Săn tha mạng, những người anh hùng Đăm Săn kiên quyết phải trừng trị kẻ ác, một kẻ cướp vợ người khác một cách hèn hạ. Chàng chiến thắng vẻ vang danh tiếng nổi đình nổi đám.
Tóm tắt văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
Bài tóm tắt
- Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin về tranh Đông Hồ - một sản phẩm văn hóa dân gian của Việt Nam ở nhiều khía cạnh như hình tượng, đề tài, chất liệu, màu sắc, cách thức chế tác, cách lưu giữ phục chế và dịp mà tranh được sử dụng nhiều nhất
- Cho thấy thái độ trân trọng của tác giả đối với tranh Đông Hồ và những nghệ nhân làm ra nó. Từ đó kêu gọi sự gìn giữ và phát huy của mọi người đối với những giá trị văn hóa của dân tộc
Câu 4 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Theo bạn, vì sao cách giải thích của người xưa về đặc điểm, tập tính một số loài vật trong Cuộc tu bổ lại các giống vật (thần thoại Việt Nam) vẫn có thể mang lại sự thích thú đối với người đọc, người nghe trong thời đại phát triển khoa học?
Trả lời:
- Theo em, dù ở bất cứ thời điểm nào những câu chuyện thần thoại, kì ảo vẫn luôn hấp dẫn, thu hút được bạn đọc.
Câu 5 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Theo bạn, hai nhân vật anh hùng Đăm Săn (sử thi Đăm Săn) và Ô-đi-xê (sử thi Ô-đi-xê) có những điểm gì giống nhau và vì sao có sự giống nhau ấy?
Trả lời:
Điểm giống nhau |
- Đều là nhân vật anh hùng trong sử thi.
- Hội tụ đủ những phẩm chất tốt đẹp của một người anh hùng.
- Hành động, lời nói, việc làm đều hướng đến cộng đồng.
- Đều mang những ước mơ, khát vọng, lí tưởng cao đẹp.
|
Nguyên nhân: Bởi cả hai nhân vật đều là nhân vật sử thi, thuộc thể loại sử thi nên sẽ hội tụ tất cả những đặc điểm vốn có của thể loại văn học này. |
Câu 6 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Theo bạn, trong Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời, việc tác giả nói nhiều về nhân vật nữ thần Mặt Trời có làm mờ đi tính cách anh hùng của Đăm Săn trong văn bản hay không? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, việc tác giả nói nhiều về nữ thần Mặt trời không làm mờ đi tính cách anh hùng của Đăm Săn, mà từ đó vẻ đẹp anh hùng của Đăm Săn càng được tôn lên và rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn.
Câu 7 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau về đề tài, nhân vật trong chèo cổ và tuồng đồ.
Trả lời:
|
Chèo cổ |
Tuồng cổ |
Giống nhau |
- Đề tài: chèo cổ và tuồng đồ thường lấy cảm hứng từ cuộc sống và phản ánh những thói đời trong xã hội xưa.
- Nhân vật: mang tính ước lệ.
- Lời thoại: có đối thoại, độc thoại, bàng thoại.
|
Khác nhau |
Đề tài |
Xoay quanh vấn đề giáo dục, ứng xử giữa người với người, thường theo triết lí dân gian hoặc tư tưởng Nho giáo. |
- Lấy từ truyện cổ dân gian hoặc tích truyện có sẵn.
- Nhằm phê phán thói xấu của xã hội phong kiến, của thế lực ở những bọn quan lại.
|
Nhân vật |
Nhân vật thường không đi kèm với lời danh xưng. |
- Nhân vật chính xuất hiện với lời xưng danh.
- Lời thoại của nhân vật luôn có ý mỉa mai, châm biếm nhau và gây cười.
|
Câu 8 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Phát biểu suy nghĩ của bạn về nhân vật Thị Mầu khi đọc Thị Mầu lên chùa (Quan Âm Thị Kính) hoặc nhân vật Thị Hến khi đọc Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêumắc lỡm Thị Hến (Nghêu, Sò, Ốc, Hến).
Trả lời:
Thị Hến là một người phụ nữ góa chồng, thông minh và nhiều mưu mẹo, bản lĩnh. Khi biết cả ba người đàn ông Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu đều mê mẩn minh, cô đã tìm cách lừa cả ba ông và khiến cho ba ông tự xử lỗi lầm của mình. (Kế hoan nhiên! Kế hoan nhiên). Tuy nhiên, Thị Hến cũng là người biết giữ gìn phẩm hạnh: Giữ tiết hạnh một đường cho toại/ Nỗi nhân duyên đôi chữ không màng.
Câu 9 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Nêu tác dụng của việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm trong hai văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt Nam và Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây.
Trả lời:
- Miêu tả rõ nét hơn về những đặc điểm của bức tranh dân gian Đông Hồ và phiên chợ nổi ở miền Tây.
- Bộc lộ suy nghĩ tình cảm, cảm xúc của tác giả trước văn hóa nghệ thuật dân tộc và nét đẹp văn hóa của đất nước mình
Câu 10 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin có tác dụng như thế nào? Sử dụng bằng chứng từ các văn bản mà bạn đã đọc để làm rõ thêm ý kiến của mình.
Trả lời:
- Thê hiện nội dung văn bản rõ ràng, tường minh
- Giúp người đọc tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất.
- Dẫn chứng:
Trong văn bản Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây, tác giả sử dụng hai hình ảnh minh họa (Hình 1: Hoa trái chợ nổi Phong Điền Hình 2: Các mặt hàng trên “cây bẹo”, khách mua nhận thấy từ xa) để giúp người đọc nhận biết được sự tấp nập, vui nhộn của chợ nổi miền Tây và cách rao hàng độc đáo của họ.
Câu 11 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Xác định chủ thể trữ tình, cách ngắt nhịp, gieo vần trong văn bản dưới đây:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Trả lời:
- Chủ thể trữ tình “thân em”: ý chỉ người con gái trong xã hội phong kiến xưa với số phận lênh đênh, ba chìm bảy nổi nhưng vẫn giữ vững những nét đẹp truyền thống, vốn có, phẩm chất cao quý của mình.
- Ngắt nhịp: 2/2/3, 4/3.
- Gieo vần “on”: tròn, non, son.
Câu 12 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Dựa vào yêu cầu đối với kiểu bài (Bài 2 và Bài 3), hãy chỉ ra điểm khác biệt trong cách mở bài, thân bài, kết bài giữa hai kiểu bài: nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học và nghị luận về một vấn đề xã hội.
Trả lời:
Kiểu bài |
Mở bài |
Thân bài |
Kết bài |
Nghị luận, phân tích đánh giá một tác phẩm văn học. |
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Nêu nội dung khái quát và cảm nhận chung về vấn đề cần nghị luận. |
- Nêu những luận điểm. Phân tích các phương diện của vấn đề được nghị luận có trong tác phẩm.
- Tổng hợp đánh giá nội dung, nghệ thuật. Tình cảm, thái độ của tác giả.
|
Khảng định lại vấn đề được nghị luận đối với tác phẩm. |
Nghị luận về một vấn đề xã hội. |
Nêu lên vấn đề xã hội cần nghị luận, khái quát các luận điểm. |
- Trình bày ít nhất 2 luận điểm về vấn đề xã hội đó.
- Bày tỏ thái độ của người viết đối với vấn đề đó.
|
Khẳng định lại vấn đẻ cùng thái độ, lập trường của người viết. |
Câu 13 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Nếu một số điểm khác nhau đáng lưu ý trong cách tìm ý, lập dàn ý cho hai kiểu bài viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể và của một bài thơ.
Trả lời:
Truyện kể |
Bài thơ |
- Xác định được nội dung cốt truyện, thể loại của truyện.
- Nắm được tình huống truyện, nhân vật trong truyện.
|
- Nắm được giá trị nghệ thuật, bố cục của bài thơ.
- Cách phân tích nhịp điệu, cách gieo vần trong bài thơ.
|
Câu 14 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Lập dàn ý cho một trong hai đề dưới đây:
Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ mà theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
Đề b. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm.
Trả lời:
Đề a
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong bài thơ “Mộ” (Hồ Chí Minh).
2. Thân bài
Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.
- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối thông qua một vài nét chấm phá.
+ Hình ảnh “chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”, “chòm mây cô đơn trôi nhẹ nhàng trên bầu trời”
+ Biện pháp nghệ thuật đối “quyện điểu”>< “cô vân”, chấm phá một vài nét để khắc họa bức tranh thiên nhiên buồn, cô đơn, lạnh lẽo khi chiều tối dần, nơi rừng núi hoang vu, cô quạnh
- Hai câu thơ cuối: Khắc họa hình ảnh con người và cuộc sống lao động.
+ Nét chấm phá: thiếu nữ nơi xóm núi đang xay ngô, xay ngô vừa xong thì lò than đã đỏ hồng.
+ Thủ pháp điệp: ma bao túc, bao túc ma hoàn=> diễn tả vòng quay nhịp nhàng của chiếc cối xay, động tác dứt khoát, khỏe khoắn của con người lao động. Cho thấy cái nhìn quan sát đầy tinh tế và sự đồng cảm của người tù khổ sai với cuộc sống vất vả của người lao động.
- Bài thơ kết thúc bằng chữ “hồng”, một chữ nhãn tự đắt giá cân lại toàn bộ bài thơ, nó thể hiện sức sống, vẻ đẹp và tinh thần thép trong thơ của Bác Hồ
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của chủ đề.
Đề b
Nhận thức của anh (chị) về thực trạng an toàn giao thông.
Dàn bài
1. Mở bài
- Đặt vấn đề: trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.
- Nhận thức: tuổi trẻ học đường - những công dân tương lai của đất nước cũng phải có những suy nghĩ và hành động đế góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
2. Thân bài
- Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay:
+ Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 - 34 người chết và bị thương/1 ngày.
+ Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.
- Nguyên nhân của tai nạn giao thông:
+ Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm...).
+ Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng lòng đường...).
+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...).
+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
- Hậu quả của tai nạn giao thông:
+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các nạn nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.
+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
- Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
+ Tham gia học tập Luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo toàn giao thông.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.
+ Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, gia các hoạt động tuyên truyền xung kích vẽ an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...
3. Kết bài
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.