Soạn bài Đi san mặt đất - Ngắn nhất Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Đi san mặt đất Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất nhưng đủ ý hy vọng rằng sẽ giúp các bạn nắm bắt được các ý chính từ đó dễ dàng và soạn bài môn Ngữ văn 10.
Soạn bài Đi san mặt đất
* Đọc văn bản:
*Sau khi đọc:
Nội dung chính:
Đi san mặt đất là truyện thần thoại bằng thơ của dân tộc Lô Lô, cho thấy công lao to lớn của con người trong việc cải tạo thiên nhiên và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người xưa.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Đi san mặt đất là truyện thần thoại bằng thơ của dân tộc Lô Lô, nói về công lao to lớn của con người trong việc cải tạo thiên nhiên và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người xưa.
Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
- Nguyên nhân: “Bầu trời nhìn chưa phẳng/Mặt đất còn nhấp nhô.”
- Công việc “san bầu trời, san mặt đất” ấy do con người làm.
+ Họ kiếm dụng cụ và động vật hỗ trợ việc san trời, san đất: con trâu sừng cong, chọn con trâu sừng dài, đẽo cái ách, đục lỗ ách để luồn dây, lấy chão dẻo làm dây cày và thừng dài làm dây bừa để trâu cày bừa san đất, tìm hang chuột chũi; tìm cóc, ếch để giúp san mặt đất nhưng chẳng có giống nào đi.
=>Vì vậy cuối cùng con người phải tự làm lấy: “Giống nào cũng không đi/Người gọi nhau làm lấy”.
Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Quá trình tạo lập thế giới trong nhận thức của người Lô Lô xưa còn đơn giản, công cụ còn thô sơ, dựa vào các loài vật có khả năng phi thường.