Soạn bài Âm mưu và tình yêu - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Âm mưu và tình yêu trang 129 → trang 133, 134 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.
Soạn bài Âm mưu và tình yêu - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
* Hướng dẫn đọc
Nội dung chính:
Văn bản trích trong Hồi I – Cảnh 1 và Hồi II – Cảnh 2, tác phẩm Âm mưu và tình yêu, thể hiện hành động đấu tranh bảo vệ tình yêu của Phéc-đi-năng và Luy-dơ.
Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Kẻ hai bảng dưới đây vào vở, liệt kê (vào cột bên phải) một số hành động của các nhân vật góp phần phát triển mâu thuẫn, xung đột kịch trước những tình huống cụ thể (nêu ở cột bên trái)
Bảng a. Những hành động giãi bày, khẳng định tình yêu của Luy-dơ trong Hồi I – Cảnh 1
Xung đột giữa các nhân vật |
Hành động của Luy-dơ |
1. Luy-dơ – Phéc-đi-năng |
|
2. Luy-dơ – Ông Min-le |
|
Bảng b. Những hành động xoay quanh cuộc đấu tranh bảo vệ tình yêu và danh dự của Phéc-đi-năng trong Hồi II – Cảnh 2
Xung đột giữa các nhân vật |
Hành động của Phéc-đi-năng |
1. Van-te – Luy-dơ |
|
2. Van-te – Luy-dơ – Phéc-đi-năng |
|
3. Van-te – Phéc-đi-năng |
|
Trả lời:
Bảng a. Những hành động giãi bày, khẳng định tình yêu của Luy-dơ trong Hồi I – Cảnh 1
Xung đột giữa các nhân vật |
Hành động của Luy-dơ |
Luy-dơ từ nhà thờ trở về, ông Min-le không hài lòng khi biết Luy-dơ chưa thể quên Phéc-đi-năng. |
Hồn nhiên bộc lộ nỗi nhớ và mong mỏi được gặp Phéc-đi-năng. |
Ông Min-le dùng tình cha con và lời lẽ thiết tha để thuyết phục Luy-dơ phải quên hẳn Phéc-đi-năng, tránh một kết cuộc không tốt. |
Hồn nhiên bảo vệ tình yêu của mình với Phéc-đi-năng và cầu mong cha hiểu cho lòng mình; có lúc nàng đồng nhất tình yêu với những gì tốt đẹp nhất mà Chúa có thể ban tặng. |
Luy-dơ dần chìm đắm vào đời sống nội tâm. |
Mỗi lúc một chìm sâu vào đời sống nội tâm với hình ảnh tiếng nói tưởng tượng. |
Bảng b. Những hành động xoay quanh cuộc đấu tranh bảo vệ tình yêu và danh dự của Phéc-đi-năng trong Hồi II – Cảnh 2
Xung đột giữa các nhân vật |
Hành động của Phéc-đi-năng |
Luy-dơ bị đau đớn, ngã ngất bởi sự nhục mạ của Van-te. |
Phéc-đi-năng lao đến che chở cho Luy-dơ và tỏ rõ sự căm giận đối với cha mình. |
Luy-dơ và ông bà Min-le bị Tể tướng Van-te uy hiếp, nhục mạ, hô hào nhân viên pháp đình bắt trói, tống giam, treo lên giá nhục hình,… |
Phéc-đi-năng kháng cự lệnh của Tể tướng, đâm bị thương nhân viên pháp đình; tuyên bố kháng cự đến cùng và làm mọi cách bảo vệ Luy-dơ; ba lần nêu câu hỏi vừa cầu xin vừa thách thức: “cha vẫn cương quyết không chuyển chăng?”. |
Van-te vẫn “cương quyết không chuyển”. |
Phéc-đi-năng tuyên bố sẽ dùng đến phương kế của loài ma quỷ: tố giác bí mật tội ác của Tể tướng cho cả thành phố biết. |
Nhận xét:
- Ở bảng a, những hành động giãi bày, khẳng định tình yêu của Luy-dơ cho thấy nàng là một hiện thân của một tình yêu rất mực trong sáng, tha thiết, chân thành. Điều đặc biệt là Luy-dơ trước sau vẫn tỏ ra thánh thiện, kính Chúa, thương yêu cha mẹ và yêu Phéc-đi-năng với tất cả trái tim trinh nữ.
- Ở bảng b, những hành động xoay quanh cuộc đấu tranh bảo vệ tình yêu và danh dự của Phéc-đi-năng cho thấy chàng là một chàng sĩ quan cương nghị, trọng danh dự, sẵn sang làm tất cả để bảo vệ tình yêu và công lí.
- Mâu thuẫn – xung đột kịch:
Xung đột giữa người cha – viên tể tướng, là điển hình của tầng lớp quý tộc phong kiến già cỗi, tàn bạo, đề cao địa vị và quyền lực >< người con – Phéc-đi-năng, là điển hình cho tầng lớp quý tộc và tư sản tiến bộ, giàu lí tưởng, trung thực.
→ Đây là xung đột giữa cái ác và cái thiện, cao hơn là xung đột giữa ý thức hệ phong kiến lỗi thời, trì trệ với ý thức hệ của các lực lượng tiên tiến trong thế kỉ ánh sáng.
Câu 2 (trang 134 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Theo bạn, chủ đề “Âm mưu và tình yêu” được thể hiện trong Hồi I – Cảnh 1 và Hồi II – Cảnh 2 có gì khác nhau? Nguyên nhân chính dẫn đến tình huống căng thẳng và xung đột giữa hai cha con Van-te - Phéc-đi-năng trong Hồi II – Cảnh 2 là gì?
Trả lời:
- Trong Âm mưu và tình yêu, Hồi I – Cảnh 1 (trích) tập trung vào chủ đề tình yêu; Hồi II – Cảnh 2 (trích) thể hiện cả chủ đề “tình yêu” và chủ đề “âm mưu”: âm mưu hủy hoại tình yêu, còn tình yêu thì bất khuất trước âm mưu. Đó là sự khác nhau trong cách triển khai chủ đề. Các chủ đề dù khác nhau nhưng vẫn liên hệ mật thiết trong quan hệ nhân quả và tiếp nối.
- Chủ đề ở Hồi I – Cảnh 1 chuẩn bị cho chủ đề ở Hồi II – Cảnh 2. Tình yêu được thể hiện ở Hồi 1 – Cảnh 1 càng trong sáng, tha thiết, chân thành thì âm mưu ở Hồi II – Cảnh 2 càng bỉ ổi, xung đột phát triển càng gay gắt, căng thẳng,...
Câu 3 (trang 134 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Phân tích nét tính cách nổi bật của một trong hai nhân vật Thiếu tá Phéc-đi-năng, Tể tướng Phôn Van-te. Cho biết nguyên nhân nào làm nảy sinh và phát triển xung đột bi kịch giữa hai nhân vật này.
Trả lời:
- Phéc-đi-năng (hiện thân cho cái cao cả) có những nét tính cách nổi bật như: có tình yêu mãnh liệt, chân thành; trọng danh dự; có ý chí đấu tranh; quyết liệt bảo vệ tình yêu và sự công bằng;...Những nét tính cách ấy được thể hiện qua việc Phéc-đi-năng cãi lại, thậm chí muốn cầm kiếm lên chiến đấu với cha để bảo vệ và cứu người chàng yêu. Tính cách của thiếu tá Phéc-đi-năng xung khắc mạnh mẽ với tính cách của tể tướng Phôn Van-te
- Tể tướng Phôn Van-te (hiện thân cho cái thấp kém), có thể chỉ ra một số nét tính cách như: có âm mưu đen tối, ích kỉ, đê hèn; hành động, nói năng ngang ngược, ngạo mạn; để đạt được mục đích riêng, sẵn sàng chà đạp, xúc phạm nhân cách của người khác,... tính cách của tể tướng Phôn Van-te xung khắc mạnh mẽ với tính cách của Phéc-đi-năng.
=> Nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa hai nhân vật là người cha – Phôn Van-te ngăn cấm và châm biếm tình yêu của người con – Phéc-đi-năng.
Câu 4 (trang 134 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Nhận xét về cách miêu tả, thể hiện diễn biến tâm lí, ngôn ngữ đối thoại, cử chỉ hành động của Luy-dơ.
Trả lời:
Yêu Phéc-đi-năng tha thiết; có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, người yêu; có tâm hồn thánh thiện, một lòng tin yêu cha mẹ và kính Chúa; số phận ngang trái, bị tể tướng – cha của người yêu đối xử thô bạo, tàn độc,…
- Diễn biến tâm lí của Luy-dơ tinh tế và phức tạp vì hiểu được số phận và tình yêu ngang trái trong hoàn cảnh oái ăm. Điều này được tác giả thể hiện qua cử chỉ, hành vi và qua đối thoại, độc thoại của Luy-dơ.
Câu 5 (trang 134 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ kịch trong Hồi I– Cảnh 1 và/ Hồi II- Cảnh 2 (cách phân bố lời thoại cho các nhân vật nhiều hay ít, dài hay ngắn, có hợp lí không, vì sao...)
Trả lời:
- Ngôn ngữ kịch chủ yếu là ngôn ngữ (đối thoại, độc thoại,…) của nhân vật, là ngôn ngữ biểu đạt hành động (bên trong và bên ngoài), kết hợp một cách chọn lọc với các chỉ dẫn sân khấu (của tác giả). Ngôn ngữ kịch trong Âm mưu và tình yêu cũng mang những đặc điểm trên nhưng đặc biệt giàu kịch tính, tạo tương tác qua lại và dẫn dắt xung đột kịch phát triển mau lẹ, hợp lí.
Câu 6 (trang 134 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Trong văn bản trên, nhân vật nào mang đặc điểm rõ nhất của nhân vật bi kịch? Căn cứ vào đâu để bạn kết luận như vậy?
Trả lời:
Luy-dơ và Phéc-đi-năng đều là nhân vật bi kịch. Vì:
+ Có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận.
+ Có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá.
+ Kết cục phải trả giá đắt.
Câu 7 (trang 134 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Nêu một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết phần văn bản trên (trích trong Âm mưu và tình yêu) thuộc thể loại bi kịch.
Trả lời:
- Bi kịch là thể loại kịch tập trung khai thác những xung đột gay gắt giữa những khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại, dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của nhân vật.
→ Trong Âm mưu và tình yêu, bi kịch giữa khát vọng cao đẹp của con người chính là khát vọng được yêu, được bên cạnh người mình yêu của Phéc-đi-năng và Luy-dơ >< tình thế bi đát của thực tại: sự ngăn cấm của người cha Tể tưởng vì cho rằng tình yêu của họ là không cân xứng, không môn đăng hộ đối.
- Xung đột bi kịch: Phéc-đi-năng sẵn sàng tự tay giết chết người mình yêu và tự sát hoặc đâm vào tể tướng chỉ để đấu tranh cho tình yêu chân chính của mình. Trước bạo quyền của người cha, Phéc-đi-năng vẫn một mực chống trả, đấu tranh để đòi lại tự do và hạnh phúc của mình. Bạo quyền đã bị đánh gục chỉ bằng một câu nói của Phéc-đi-năng.