X

Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Sống hay không sống – Đó là vấn đề - ngắn nhất Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm Sống hay không sống – Đó là vấn đề trang 120 → trang 125, 126 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Soạn bài Sống hay không sống – Đó là vấn đề - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Theo bạn, ngôn ngữ giao tiếp, cách nói năng của một người điên (hay giả điên) và của một người bình thường khác nhau như thế nào? Hãy chia sẻ ý kiến với các bạn trong lớp.

Trả lời:

+ Người điên: thường nói năng lung tung, giao tiếp không theo nghi thức lời nói, hành vi kì lạ,…

+ Người bình thường tỉnh táo thì không như thế.

+ Người giả điên: cố tình làm ra vẻ nói năng lung tung, giao tiếp không theo nghi thức lời nói, hành vi kì lạ,…nhưng thỉnh thoảng cũng vô tình để lộ sự tỉnh táo của mình khiến có thể bị phát hiện đang giả điên.

* Đọc văn bản

1. Dự đoán: Động cơ nào khiến vua Clô-đi-út quan tâm, hỏi han về nguyên do dẫn đến tình trạng tinh thần của Hăm-lét?

- Vua lo lắng, nghi ngờ về tình trạng tinh thần của Hăm-lét.

2. Theo dõi: Đây là lời đối thoại hay độc thoại? Có mối liên hệ gì giữa câu thoại trên đây của Pô-lô-ni-út với câu thoại này của nhà vua?   

- Đây là lời độc thoại nội tâm khi nghe những lời của Pô-lô-ni-út về thói đời lừa mị như đánh trúng tim đen của mình. → Clô-đi-út là một hôn quân mang mặt nạ minh quân.

3. Suy luận: Đây là lời đối thoại hay độc thoại? Lời thoại này cho thấy điều gì trong tâm trí và tính cách của Hăm-lét?

- Đây là độc thoại nội tâm.

- Nội tâm Hăm-lét đang chất chứa những băn khoăn day dứt, chàng khát khao đợi chờ sự mách bảo, soi sáng của trí tuệ anh minh.

4. Theo dõi: Từ đây cho đến hết cuộc thoại với Ô-phê-li-a, Hăm-lét dùng lời lẽ như thế nào để che mắt những kẻ đang theo dõi chàng?

- Hăm-lét đã đặt ra nhiều câu hỏi, phản bác với lời nói của Ô-phê-li-a để những kẻ đang theo dõi không tin vào lời lẽ của nàng nữa, từ đó che mắt những kẻ đang theo dõi. 

5. Theo dõi: Lời thoại của nhân vật vua và Pô-lô-ni-út cho thấy sự suy đoán của bạn từ đầu đúng hay sai? Giải thích do đâu bạn suy đoán đúng hoặc suy đoán chưa đúng.

- Lời thoại của nhân vật vua và Pô-lô-ni-út cho thấy sự suy đoán từ đầu đúng.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Văn bản trích hồi III, cảnh I vở kịch Hăm-lét. Hoàng tử Hăm-lét giả điên để che giấu những suy nghĩ và toan tính liên quan đến nguyên nhân cái chết đột ngột của vua cha và hành động ám muội của Clô-đi-út.

Soạn bài Sống hay không sống – Đó là vấn đề | Ngắn nhất Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Dựa vào nội dung tóm tắt cốt truyện Hăm-lét ở phần giới thiệu tác phẩm, hãy lí giải tình thế của Hăm-lét và mục đích giả điện của chàng.

Trả lời:

- Theo những cách thức và ý đồ khác nhau, các nhân vật thuộc phe Clô-đi-út, đều là những kẻ cố tình dùng lời nói, hành vi tốt đẹp bề ngoài để che đậy âm mưu đen tối và bản chất xấu xa bên trong: Bề ngoài họ tỏ ra quan tâm, săn sóc Hăm-lét, nhưng ý đồ thực chất bên trong là dò xét, giăng bẫy để đối phó mà mưu hại chàng.

- Mục đích giả điên: Để đối phó với Clô-đi-út cùng phe cánh của y, âm thầm điều tra về cái chết bí ẩn của vua cha, đòi lại công bằng.

Câu 2 (trang 125 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Xác định xung đột trong văn bản và cho biết những giằng xé nội tâm của Hăm-lét (liên quan đến việc lựa chọn giữa sống và chết, giữa những thái độ sống và nhân cách đối lập...) có tác dụng như thế nào trong việc khơi sâu và phát triển xung đột kịch.

Trả lời:

- Xung đột cơ bản được thể hiện qua:

+ Việc giả điên của Hăm-lét nhằm che giấu các ý đồ, toan tính thực sự của chàng với những hành động đeo bám, dò xét, nghe lén,… của vua Clô-đi-út và bọn tay sai để ngăn chặn, thủ tiêu Hăm-lét.

+ Nội tâm nhân vật Hăm-lét: sống hay không sống, giữa những thái độ sống và nhân cách đối lập,…

- Tác dụng của việc thể hiện những giằng xé nội tâm Hăm-lét:

+ Đó là 1 phần không thể thiếu của xung đột kịch trong tác phẩm.

+ Một mặt cho thấy Hăm-lét đang khủng hoảng về tinh thần hay đang băn khoăn, do dự, mặt khác cũng cho thấy một nhân vật đang cố gắng vượt qua chính mình và không chấp nhận lối sống cam chịu, ốm yếu, hèn mạt,… mà hướng đến tinh thần dũng cảm, biến những dự kiến lớn lao, cao quý thành hành động.

Câu 3 (trang 125 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Phân tích đoạn độc thoại nội tâm của Hăm-lét và những lời đối thoại của chàng với Ô-phê-li-a để làm rõ:

a. Nguyên nhân làm nảy sinh mối xung đột giữa Hăm-lét với các nhân vật khác và với xã hội Đan Mạch thời bấy giờ.

b. Thái độ, tình cảm của Hăm-lét trong những lời thoại với Ô-phê-li-a về người nữ.

Trả lời:

a.Trước cái chết của người cha, Hăm-lét vừa đau khổ, choáng váng vừa căm giận, ghê tởm. Nghĩa vụ trả thù hay quyền thừa kế ngai vàng chưa phải là mục đích mà hệ trọng hơn là trách nhiệm chấn chỉnh cả xã hội mục ruỗng kỉ cương, băng hoại nhân phẩm, đem lại sự công bằng tốt đẹp cho đời sống.

b. Thái độ phê phán, miệt thị, quyết liệt, chấp nhận gây hiểu lầm, tổn thương người yêu (nàng Ô-phê-li-a) vì chảng biết rõ rằng người nghe lúc đó không phải chỉ là Ô-phê-li-a mà còn có thể là Clô-đi-út và đám tay sai.

Câu 4 (trang 125 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số biểu hiện “hành động bên trong”, “hành động bên ngoài” của nhân vật vua Clô-đi-út và Hăm-lét:

Nhân vật

Hành động bên ngoài

Hành động bên trong

Vua Clô-đi-út

Hăm-lét

Từ bảng trên, hãy lí giải sự khác biệt giữa con người qua “hành động bên trong” và con người qua “hành động bên ngoài” của mỗi nhân vật. Nhận xét về cách xây dựng nhân vật và hành động kịch của tác giả trong văn bản.

Trả lời:

Nhân vật

Hành động bên ngoài

Hành động bên trong

Vua Clô-đi-út

- Nhiều lời nói và hành vi tỏ rõ sự yêu mến, quan tâm, chăm sóc Hăm-lét (gọi là “con”/”cháu”,…)

- Vờ đối xử tốt, chu đáo với Hăm-lét.

- Lo lắng, nghi ngờ về việc Hăm-lét tìm ra sự thật và trả thù, tìm cách che giấu tâm địa, ngăn ngừa Hăm-lét.

- Gọi là “y”, cho người ngấm ngầm theo dõi, dự tính cho người áp giải Hăm-lét sang Anh và mượn tay vua Anh thủ tiêu Hăm-lét.

Hăm-lét

Giả điên để che đậy kế hoạch, hành động của mình.

Tỉnh táo, khôn ngoan, chọn cách âm thầm điều tra; tự nêu những câu hỏi để tự tra vấn lương tri của mình về vấn đề kháng cự hay buông xuôi.

- Lí giải sự khác biệt: Thực chất là sự khác biệt giữa động cơ, ý đồ và bản chất bên trong với những biểu hiện bề ngoài của nhân vật. Nó cho thấy, trong cuộc chiến sinh tử, các nhân vật thuộc về 2 phe đối lập đều phải dùng “mặt nạ” để che giấu động cơ, ý đồ cũng như con người thực của mình.

- Nhận xét:

+ Để khắc họa tính cách, nhân vật kịch, tác giả sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại thành công.

+ Để miêu tả hành động kịch, tác giả đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ kịch để miêu tả các hành động bên ngoài và hành động bên trong của nhân vật, tô đấm ự đối lập giữa 2 loại hành động này.

Câu 5 (trang 125 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Nhận xét về nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại trong văn bản.

Trả lời:

- Đoạn độc thoại của Hăm-lét thực chất là màn độc thoại nội tâm sâu sắc, đậm chất triết học và tính trí tuệ.

- Câu độc thoại ngắn của Clô-đi-út có tác dụng lật tẩy chiếc “mặt nạ” được kéo xuống để phơi bày tội ác, tậm địa và cả nỗi hoang mang, sọ hãi của y.

- Cái hay của ngôn ngữ dối thoại giúp thể hiện được 1 cách sinh động tính cách của từng nhân vật. Các lời thoại thể hiện tính hành động mạnh mẽ

Câu 6 (trang 125 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Xác định chủ đề và cho biết qua văn bản trên, tác giả muốn gửi đến người đọc/ người xem thông điệp gì.

Trả lời:

-  Chủ đề: Niềm băn khoăn về vấn đề “sống hay không sống” của Hăm-lét và việc gải điên của chàng.

- Thông điệp: Mỗi người cần phải vượt lên trên thách thức của hoàn cảnh, chọn cho mình một thái độ sống cao quý, 1 cách hiện hữu xứng đáng trong cuộc đời.

Câu 7 (trang 126 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Từ việc đọc văn bản Sống hay không sống – đó là vấn đềVĩnh biệt Cửu Trùng Đài, bạn rút ra được những lưu ý gì khi đọc một văn bản bi kịch.

Trả lời:

* Đọc hiểu nội dung văn bản bi kịch:

- Xác định, phân tích rõ xung đột, kiểu xung đột kịch.

- Xác định chủ đề, tư tưởng của vở kịch.

* Đọc hiểu hình thức văn bản bi kịch:

- Cần phân tích, đánh giá đúng tác dụng của các yếu tố hình thức, thể loại bi kịch như:

+ Cách dẫn dắt xung đột bi kịch (quá trình nảy sinh, phát triển, giải quyết xung đột)

+ Cách khắc họa tính cách nhân vật bi kịch thông qua hành động bên ngoài (hành vi, đối thoại,…) hành động bên trong (thái độ, cảm xúc, động cơ bị che giấu hoặc qua độc thoại, độc thoại nội tâm, qua nhận xét của nhân vật khác)

+ Cách sử dụng ngôn ngữ của nhân vật bi kịch (đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm,…) cách sử dụng các chỉ dẫn sân khấu để định hướng, gợi ý đọa diễn và diễn xuất.

* Bài tập sáng tạo

Đề bài (trang 126 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Thành lập nhóm kịch và sân khấu hóa (một phần hoặc toàn phần) một trong hai văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Sống hay không sống – đó là vấn đề. Cho biết bạn dự định vào vai nhân vật nào trong màn sân khấu hóa của nhóm và giải thích lí do.

Trả lời:

- Lập nhóm. Lên kế hoạch, phân công trong nhóm. Ví dụ: Tùy khả năng để phân công người đạo diễn, người biên kịch, người phụ trách sân khấu âm thanh ánh sáng, đạo cụ hóa trang,…

- Xây dựng kịch bản sâu khấu hóa một phần hoặc toàn phần với 2 văn bản kịch đã học.

- Trao đổi trong nhóm để nhận vai nhân vật theo kịch bản đã xây dựng.

- Trình bày ý kiến cá nhân về dự định đã chọn vai.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác: