X

Soạn văn 7 Cánh diều

Soạn bài Ca Huế - Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Ca Huế Ngữ Văn 7 Cánh diều ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.

Soạn bài Ca Huế

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật độc đáo của người dân Cố đô được lưu giữ và phát triển qua hàng trăm năm. Ca Huế được chia thành hai điệu chính, điệu Bắc và điệu Nam. Điệu Bắc thì trang trọng vui tươi, âm sắc trong sáng rộn rã như cổ bản, long ngâm, hành vân, long điệp... Điệu Nam thì trữ tình sâu lắng xen lẫn cái da diết bi thương thổn thức như nam bình, tương tư khúc... Ngoài hai điệu chính, ca Huế còn có nhiều hơi nhạc như thương, ai, xuân, thiền... để diễn tả những cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau khi thể hiện.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản trình bày những thông tin chính về ca Huế từ việc chuẩn bị cho đến việc trình diễn ca Huế như thế nào.

Soạn bài Ca Huế | Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Ca Huế có nguồn gốc từ hát cử quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật.

Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Diễn xướng thưởng ở trong không gian hẹp, số lượng người trình diễn và người nghe hạn chế do tính chất của âm nhạc mang tính tâm tình, tự sự.

- Số lượng người trình diễn ca Huế từ 8 đến 10 người, trong đó, số lượng nhạc công có từ 5 đến 6 người.

- Biên chế của dàn nhạc ngũ nhạc phải sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển, bao gồm: đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tranh, đàn tam… nhị, nguyệt, tranh, bầu.

- Buổi biểu diễn không bị lệ thuộc vào quy trình cứng nhắc giữa người thường thức và người trình diễ mà có sự hiểu biết lẫn nhau giữa chủ và khách, thể hiện bằng hai phong cách: biểu diễ truyền thống, biểu diễn cho du khách.

Câu 3 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Biểu diễn truyền thống Biểu diễn cho du khách
- Người biểu diễn và người thường thức có mối quan hệ thân thiết, có quen biết nhau hoặc có nghe về tài nghệ biểu diễn của nhau. - Có người giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển cũng như giá trị của ca Huê.
- Buổi biểu diễn được xen kẽ với các nhận xét, đánh giá, bình phẩm giống như một cuộc tọa đàm nhỏ về nghệ thuật ca Huế. - Được biểu diễn trang trọng trong các hội làng, cưới hỏi và phục vụ du lịch trên sông Hương.

Câu 4 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Đoạn cuối đưa ra thông tin về thành tựu của ca Huế ngày nay.

* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Văn bản ca Huế giới thiệu về đặc điểm, tính chất, quy luật của nhã nhạc cung đình Huế.

Câu 2 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Phần 1: nguồn gốc của ca Huế

- Phần 2: những quy định, luật lệ trong quá trình chuẩn bị cũng như cách biểu diễn ca Huế.

- Phần 3: giá trị của ca Huế ngày nay.

Câu 3 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Nội dung hoạt động Quy định, luật lệ
Môi trường diễn xướng Không gian hẹp
Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế Khoảng 8-10 người
Số lượng nhạc công 5 đến 6 người
Số lượng nhạc cụ 4 hoặc 5 nhạc cụ
Phong cách biểu diễn Tao nhã, phải có sự hiểu biết về văn hóa và ẩm thực
Số lượng người nghe ca Huế Hạn chế

Câu 4 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Câu văn trong văn bản đã khái quát được giá trị của hoạt động ca Huế: “Là thể loại âm nhạc kết hợp giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học của ca nhạc thính phòng, một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Câu 5 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Ca Huế là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật độc đáo, mang phong cách cổ điển, thấm đượm văn hóa truyền thống Việt Nam. Ca Huế thường gắn với nhã nhạc xung đình Huế, một thứ khiến du khách không thể bỏ lỡ mỗi dịp đến thăm cố đô Huế. Thưởng thức ca Huế trên thuyền, trôi nhẹ trên dòng sông Hương là một thú vui tao nhã, du khách có thể thưởng thức những làn điệu dân ca Huế ngọt ngào, sâu lắng, thẩm thấu trọn vẹn cái hồn, cái tình của người dân Huế. Nó khiến ai nghe xong cũng đều cảm nhận được vẻ đẹp cổ kính nơi xứ Huế.

Câu 6 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Ở quê hương em cũng có một hoạt động ca nhạc truyền thống diễn ra vào lễ hội đầu năm của làng. Tại đó thường diễn ra các hoạt động trò chơi dân gian như đấu vật, chọi gà… Và không thể thiếu đó là âm nhạc. Cùng với làn điệu ca Huế nhẹ nhàng, thân thương, đó là làn điệu dân ca quan họ của các liền anh, liền chị trên chiếc thuyền rồng. Bởi dân ca quan họ cũng giống như ca Huế là một hình thức văn hóa nghệ thuật đặc trưng của vùng đất Kinh Bắc quê em. Bởi vậy, dù có đi đâu, về đâu em cũng không thể quên được những làn điệu quan họ nhẹ nhàng, thân thuộc mang đậm hương vị quê hương mình.

Xem thêm các bài Soạn văn 7 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: