Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang - Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Thực hành đọc hiểu: Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang Ngữ Văn 7 Cánh diều ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.
Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 109 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Đấu vật là một trò chơi dân gian mang tính cổ truyền ở hầu hết các tỉnh miền Bắc. Một trận đấu vật có hai người (keo vật). Trước khi vật, hai đối thủ cùng nhau lên đài, múa tay co chân, đi lại rình miếng lẫn nhau. Sau đó họ xông vào nhau ôm lấy nhau mà vật. Có hai người làm nhiệm vụ phất cờ và đánh trống trong lúc đối thủ vật nhau để khích lệ, thúc giục. Hai loại tấn công chủ đạo của vật Việt Nam là những miếng ngáng, miếng đệm làm cho đối phương ngã xuống và những miếng bốc để nhấc bổng đối thủ lên.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Văn bản bàn về những luật lệ, quy tắc trong trò chơi đấu vật ở hội vật Bắc Giang.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- “Sới vật” là những sới vật chuẩn, hám chứa tính truyền thống
- Sới vật hình tròn đặt trước sân đình hình vuông là biểu tượng cho trời đất, mang biểu hiện cho tính dương với mong muốn cầu cho “mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu”.
Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Lựa chọn hai đô thực hiện keo vật thờ
- Để được chọn là đô vật cho keo thờ, đô vật phải là đô có tiếng trong vùng được đông đảo quần chúng ghi nhận về tài năng đấu vật.
- Đô vật đó phải có bề dày thời gian cống hiến công lao cho phong trào vâth trong vùng.
- Mở đầu thực hiện keo vật thờ được giới thiệu
- Tiếng trống chầu điểm thứ ba, họ chắp tay, đồng thời khom lưng “bái tổ” theo thế ba bước tiến lên, ba bước lùi xuống.
- Sau nghi lễ bái tổ, hai đô thực hiện nghi lễ xe đài.
- Nghi lễ xe đài hoàn tất, keo vật thờ chính thức diễn ra.
Câu 3 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Nghi thức “xe đài” ở hội vật Bắc Giang đặc sắc ở điểm nó như thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu”; hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”…
Câu 4 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Mục đích của keo vật thờ là thể hiện sự tài năng, khéo léo của hai đô vật đồng thời thể hiện yếu tố tâm linh sâu sắc.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 112 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Trả lời:
- Nhan đề Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang cho người đọc biết rằng văn bản sẽ giới thiệu về những điểm thú vị về quy luật, cách chơi trong đấu vật ở Bắc Giang
- Sới vật là nơi diễn ra đấu vật, thường là sân đình.
Hội vật là lễ đấu vật.
Câu 2 (trang 112 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Để tổ chức một hội vật, cần chuẩn bị tiến hành những nghi lễ, nghi thức:
- Lựa chọn hai đô thực hiện keo vật thờ
- Hai đô thực hiện keo vật thờ giới thiệu
- Nghi lễ bái tổ
- Nghi thức xe đài
- Keo vật thờ
Câu 3 (trang 112 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Keo vật thờ diễn ra theo trình tự thời gian
- Những quy định trong keo vật thờ:
+ Lựa chọn hai đô thực hiện keo vật thờ
+ Hai đô thực hiện keo vật thờ giới thiệu
+ Nghi lễ bái tổ
+ Nghi thức xe đài
+ Keo vật thờ
Câu 4 (trang 112 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Văn bản mang lại cho em những hiểu biết về cách thức chuẩn bị, những quy định, luật lện trong một kéo vật thờ, giúp em hiểu thêm về trò chơi đấu vật. Quê hương em cũng có lễ hội đấu vật được gọi là hội vật ở Liễu Đôi. Đây là một hoạt động văn hóa được tổ chức trong 5 ngày vào thượng tuần tháng giêng âm lịch. Nơi diễn ra đấu vật là một khoảng sân rộng giữa đình. Các đô vật tham gia thường đóng khố, thân trần. Trước khi diễn ra hội, không thể thiếu nghi lễ rước Thánh. Sau đó là màn vật mở đầu mang tính chất giới thiệu, rồi đấu vật chính thức diễn ra. Các đô vật tài hoa thường đi những “miếng” vừa đẹp mắt, vừa quyết liệt và chính xác. Kết thúc trận đấu, người thắng cuộc sẽ được trao giải thưởng. Đây là một hoạt động văn hóa dân gian truyền thống ở quê em, nó như một món ăn tinh thần mang đậm phong cách truyền thống, được lưu truyền đến ngày nay.