Soạn bài Hội thi thổi cơm - Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Hội thi thổi cơm Ngữ Văn 7 Cánh diều ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.
Soạn bài Hội thi thổi cơm
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Một số hội thi dân gian mà em biết: đấu vật, trọi gà, kéo co, cướp cờ, cờ tướng…
- Hội thi hiện đại như Đường lên đỉnh Olympia, Hùng biện Tiếng Anh, thi cờ vua, đá cầu, thi chạy…
- Phải có quy tắc, luật lệ trong các hội thi, trò chơi để đảm bảo tính trật tự và công bằng trong cuộc thi hay trò chơi.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Văn bản cung cấp thông tin về hội thi thổi cơm ở một số làng ở miền Bắc Việt Nam.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Đoạn mở đầu được in đậm bởi nó là phần mở đầu, khái quát chung nhất của văn bản.
Nội dung chính: giới thiệu khái quát nhất về hội thi thổi cơm ở Việt Nam
Câu 2 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Bức ảnh minh họa cho hoạt động diễn ra trong hội thi thổi cơm ở Từ Liêm-Hà Nội.
Câu 3 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Mỗi một tiêu đề nhỏ là một địa điểm diễn ra hội thi thổi cơm khác nhau.
Câu 4 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Quy định trong bước 1: sau hồi trống lệnh, các đội đỏ thóc vào xay, giã, giần, sàng.
- Bước 2: tạo lửa bằng thanh nứa già cọ vào nhau, áo bùi nhùi rơm khô vàoc ho bén lửa.
- Bước 3: đội nào thổi được cơm chín dẻo, ngon và xong trước sẽ được chọn để cúng thần.
Câu 5 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
* Giống nhau
- Người tham gia đều phải thực hiện các thử thách
- Người thắng cuộc là người nấu được cơm nhanh nhất và ngon nhất
* Khác nhau
Hội thi
Tiêu chí |
Thi nấu cơm ở hội Thị Cẩm | Thi nấu cơm ở hội làng Chuông | Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng | Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện |
Nơi diễn ra | - Từ Liêm - Hà Nội và trên mặt đất | - Hà Nội, nam trên thuyền, nữ trong một vòng tròn | - Thanh Hóa, trên thuyền thúng | - Nam Định và trên mặt đất |
Đối tượng | Nam và nữ | Nam và nữ | Nam và nữ | Chỉ có nam |
Thử thách | - Có phần thi giã gạo | - Nữ cõng con và giữ con cóc trong vòng tròn, nam bơi thuyền khi nấu cơm | - Ngồi trên thuyền bồng bềnh | - Nồi cơm treo trên ngọn tre |
Câu 6 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Hội thi Từ Trọng người thi phải ngồi trên thuyền thúng bồng bềnh.
Câu 7 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Người dự thi chỉ có nam
- Cách thi: nồi cơm treo trên ngọn tre, đầu còn lại buộc vào đai lưng người thi.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Bố cục văn bản gồm 2 phần:
- Phần 1: Khái quát chung về hội thi thổi cơm
- Phần 2: Hội thi thổi cơm ở các vùng khác nhau
→ Theo em, thông tin quan trọng nhất là phần 2 bởi nó chỉ ra sự khác biệt giữa hội thi ở các vùng sẽ dẫn đến sự khác biệt trong luật lệ, quy tắc chơi.
Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự thời gian từ khâu chuẩn bị cho đến cách chơi, quy định chơi.
- Cách sắp xếp thông tin đó giúp người đọc dễ hiểu, dễ tiếp nhận thông tin và làm nổi bật được sự khác nhau về hội thi thổi cơm ở những địa điểm khác nhau.
Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
* Giống nhau
- Người tham gia đều phải thực hiện các thử thách
- Người thắng cuộc là người nấu được cơm nhanh nhất và ngon nhất
* Khác nhau
Hội thi
Tiêu chí |
Thi nấu cơm ở hội Thị Cẩm | Thi nấu cơm ở hội làng Chuông | Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng | Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện |
Nơi diễn ra | - Từ Liêm - Hà Nội và trên mặt đất | - Hà Nội, nam trên thuyền, nữ trong một vòng tròn | - Thanh Hóa, trên thuyền thúng | - Nam Định và trên mặt đất |
Đối tượng | Nam và nữ | Nam và nữ | Nam và nữ | Chỉ có nam |
Thử thách | - Có phần thi giã gạo | - Nữ cõng con và giữ con cóc trong vòng tròn, nam bơi thuyền khi nấu cơm | - Ngồi trên thuyền bồng bềnh | - Nồi cơm treo trên ngọn tre |
Câu 4 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Mục đích của văn bản nhằm chỉ ra sự khác biệt về luật lệ, đặc trưng của hội thi nấu cơm ở những địa điểm khác nhau.
- Để làm rõ điều đó, tác giả có sự đối chiếu về địa điểm, đối tượng và những thử thách được đưa ra ở mỗi địa điểm:
+ Địa điểm thi: hội Thị Cấm thi trên mặt đất; hội làng Chuông nữ thi trong vòng tròn, nam thi trên thuyền; hội Từ Trọng thi trên thuyền thúng; hội Hành Thiện thi trên sân đình.
+ Đối tượng dự thi: hội Thị Cấm và hội Từ Trọng cả nam lẫn nữ đều có thể tham gia; hội làng Chuông có phần thi riêng cho nam và nữ; hội Hành Thiện chỉ có nam được tham gia.
+ Thử thách: hội Thị Cẩm có thêm phần thi giã gạo; hội làng Chuông nữ phải cõng con và giữ con cóc trong vòng tròn, còn nam phải bơi thuyền rồi giữ thuyền khi nấu cơm; hội Từ Trọng người thi phải ngồi trên thuyền thúng bồng bềnh; hội Hành thiện nồi cơm được treo trên ngọn tre và đầu còn lại buộc vào đai lưng người dự thi.
Câu 5 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Văn bản giúp em hiểu thêm về cách thức thực hiện và luật lệ trong hội thi thổi cơm ở các vùng.
- Em ấn tượng với luật thi và cách thi thổi cơm ở hội Từ Trọng ở Thanh Hóa. Bởi ở đó, người chơi phải ngồi trên thuyền thúng tại một đầm rộng và lộng gió, có lúc trời mưa ẩm ướt, rất khó để củi lửa cháy. Điều đó làm tăng thêm độ khó cho người thi, đồng thời thể hiện cách ứng phó trước tình huống đó của mỗi người tham gia.
Câu 6 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Nếu vẽ hình minh họa cho bài viết, em cũng sẽ vẽ hình có nội sung tương tự như vậy. Bởi hoạt động chính của hội thi là việc thổi cơm của mỗi người thi, vì vậy ảnh minh họa lên thể hiện được hoạt động chính đó nhằm làm nổi bật lên nội dung chính của toàn văn bản.