X

Soạn văn 7 Cánh diều

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt lớp 7 trang 48 Tập 1 - Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Thực hành Tiếng Việt lớp 7 trang 48 Tập 1 Ngữ Văn 7 Cánh diều ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt lớp 7 trang 48 Tập 1

Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

- Trong hai khổ thơ đầu, các cặp đối lập là: còng-thẳng, xanh rờn-bạc trắng, cao-thấp, giời-đất.

- Tác dụng: qua sự đối lập đó nhằm làm nổi bật sự ngày càng già yếu của người mẹ theo thời gian.

Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: qua việc so sánh hình ảnh mẹ với miếng cau khô, tác giả muốn nhấn mạnh sự ngày càng già yếu của người mẹ theo năm tháng. Sức khỏe của mẹ đã suy giảm, nó được thể hiện qua ngoại hình gầy gò, ốm yếu của mẹ. Qua đó, tác giả muốn thể hiện sự xót xa, bất lực của mình trước sự ngày càng già yếu của mẹ.

Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Câu hỏi “Sao mẹ ta già?” như thể mọi sự ấm ức, bất lực và xót xa được thốt ra thành tiếng của tác giả. Ông hỏi trời, hỏi chính mình sao mẹ lại già đi, sao mình không thể làm gì được mà chỉ có thể nhìn mẹ ngày một già đi. Ai cũng hiểu, sinh lão bệnh tử là điều mà con người đều phải trải qua. Tác giả cũng biết vậy, vì vậy ông càng đau đớn, xót xa cho mẹ của mình. Đồng thời, nó thể hiện mong muốn mẹ luôn được sống, khỏe mạnh và hạnh phúc của tác giả.

Câu 4 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

- Câu hỏi trong bài thơ: “Người thuê viết nay đâu?”, “Hồn bây giờ ở đâu?”

- Tác dụng: câu hỏi thứ nhất tác giả muốn thể hiện sự tiếc nuối cho một thời kì huy hoàng, vàng son của mình. Đến câu hỏi tu từ thứ hai, như để tự hỏi bản thân, thể hiện sự xót xa cho những gì đã qua đi, nay chỉ còn là vang bóng.

Xem thêm các bài Soạn văn 7 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: