X

Soạn văn 7 Cánh diều

Soạn bài Bạch tuộc - Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Bạch tuộc Ngữ Văn 7 Cánh diều ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.

Soạn bài Bạch tuộc

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 60 Sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Giuyn Véc-nơ (1828-1905), là nhà văn người Pháp nổi tiếng, người tiên phong trong thể loại văn học khoa học viễn tưởng và được coi là một trong những "Cha đẻ" của thể loại này. Với những tác phẩm nổi tiếng như Hành trình vào tâm Trái Đất (1864), Hai vạn dặm dưới biển (1870), Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1873). Các tác phẩm của ông thường đề cập đến những cuộc phiêu lưu bằng máy bay, tàu ngầm hay những chuyến du hành vào vũ trụ trước khi những phương tiện này được con người phát minh trong thực tế. 

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Đoạn trích kể về chuyến hành trình gặp phải bạch tuộc khổng lồ của những thành viên trên tàu ngầm của thuyền trưởng Nê-mô.

Soạn bài Bạch tuộc | Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Theo em, đoạn trích sẽ là cuộc chạm trán giữa tàu ngầm No-ti-lớt với bạch tuộc khổng lồ trên biển.

Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Lời kể của nhân vật tôi nhằm dự đoán về một điều không lành sắp xảy ra và cung cấp thêm thông tin chính xác về dự đoán đó.

Câu 3 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Các số từ trong phần này:

- sâu hai, ba ngàn mét

- Khoảng 11 giờ trưa

- một con vật gì đó rất đáng sợ

- sáu mét

- hai hàm

-…

Câu 4 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Qua miêu tả của nhân vật tôi, đó là một con quái vật, một con bạch tuộc khổng lồ dài chừng tám mét. Mắt nó màu xám, nhìn thẳng không động đậy. Tám chân mọc ra từ đầu dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong. Hai trăm rưỡi cái giác ở phía trong vòi. Hai hàm răng giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra, khép lại. Lưỡi nó cũng bằng chất sừng, hàm răng nhọn, rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm. Thân nó hình thoi phình ở giữa, là một khối thịt nặng chừng hai mươi, hai mươi lăm tán. Màu sắc của nó thay đổi rất nhanh từ xám sang màu nâu đỏ.

Câu 5 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Tàu đứng yên, không nhúc nhích, chân vịt không quay nữa ở chỗ nước trong. Họ đang chuẩn bị cho một cuộc giao chiến với con bạch tuộc khổng lồ.

Câu 6 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- “giáp chiến” có thể hiểu là đánh nhau ở khoảng cách gần. 

Câu 7 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Nê-mô nói: “Vâng, thưa nhà tự nhiên học, giờ đây chúng ta sắp giáp chiến với chúng.”

- Giáo sư A-rôn-nác hoang mang nhìn Nê-mô, không hiểu ý ông ta.

- Nê-mô bình tĩnh giải thích tình hình cho mọi người.

- Mọi người cùng góp sức cho công cuộc tiêu diệt bạch tuộc khổng lồ.

Câu 8 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Kết thúc: lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị thương, cuối cùng phải bỏ chiến trường và lẩn xuống biển sâu.

Câu 9 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Mắt Nê-mô ứa lệ, nhìn xuống biển vì dù đã chiến thắng lũ quỷ biển nhưng một người đồng hương xấu số của ông đã bị con quái vật nuốt mất. Trước sự hy sinh của người đồng hương đã khiến Nê-mô cảm thấy buồn.

* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện thuyền No-ti-lác gặp phải bạch tuộc khổng lồ và giao chiến với chúng.

- Theo em, tình huống truyện hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống gặp phải con bạch tuộc khổng lồ.

Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc:

- Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám mét.

- Tám cánh tay, hay đúng hơn là tám cái chân mọc ra từ đầu dài gấp đôi thân và luôn uốn cong.

- hai trăm rưỡi cái giác ở phía trong vòi.

- Hai hàm răng bạch tuộc giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra, khép lại.

- Lưỡi cũng bằng chất sừng, hàm răng nhọn.

- Màu sắc nó thay đổi rất nhanh từ màu xám chì sang màu nâu đỏ.

Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Những chi tiết trong đoạn trích Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu của khoa học:

- “Dù có vấp phải cái gì, ta cũng không ngại vì tàu đang đỗ ở chỗ nước trong.”

- Chân vịt ngừng quay. Tôi đoán rằng hàm răng bằng sừng của một con bạch tuộc đã mắc vào cánh chân vịt làm tàu không chạy được nữa.

- “Cho tàu nổi lên mặt nước rồi tiêu diệt sạch lũ quỷ này.”

- Những viên đạn có điện khi xuyên vào thân bạch tuộc mềm không thể nổ được vì không gặp đủ sức cản. Nhưng ta sẽ tấn công bằng rìu.

Câu 4 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện trong văn bản:

- Qua cuộc hội thoại giữa Nê-mô và nhóm người giáo sư A-rô-nác.

- Sự nhiệt tình giúp đỡ của Nét

- Hai mươi người cầm rìu sẵn sàng chiến đấu.

- Khi người thủy thủy bị vòi của bạch tuộc quấn lấy, Nê-mô đã tiến lên và chặt đứt cái vòi.

- Nét bị đánh trúng, giáo sư A-rô-nác lao tới cứu Nét.

- “Tôi có bổn phận trả ơn ông!” – Nê-mô bảo Nét.

- Mọi người buồn vì có một vài người xấu số đã bị con bạch tuộc nuốt.

Câu 5 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Nhân vật để lại trong em nhiều ấn tượng nhất là nhân vật thuyền trưởng Nê-mô. Đó là một người tuy lạnh lùng nhưng hiệp nghĩa và rõ ràng. Ngay khi xác định rõ tình hình, ông báo với nhóm người giáo sư A-rô-nắc để chuẩn bị chiến đấu với con quái vật. Khi chiến đấu với nó, hình ảnh ông hiện lên là một người quả cảm, gạn dạ, luôn giúp đỡ đồng đội và dứt khoát chiến đấu sống chết với con quái vật. Dù vậy, ông vẫn là một người giàu tình thương thể hiện qua chi tiết ông khóc khi một người đồng hương bị hy sinh vì con quái vật. 

Câu 6 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Câu chuyện trên đã để lại cho em một bài học sâu sắc khi gặp khó khăn, thử thách nguy hiểm trong cuộc sống. Đó là bài học về sự quan sát, đánh giá mức độ của khó khăn, thử thách. Sau đó, từ những gì quan sát được đưa ra được cách giải quyết hợp lí, rõ ràng. Đặc biệt, khi gặp tình huống khó khăn hay thử thách nguy hiểm cùng nhiều người, chúng ta phải đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách đó. Đây là một bài học quý giá, giúp em có thể vượt qua được những thử thách nguy hiểm, khó khăn trong cuộc sống.

Xem thêm các bài Soạn văn 7 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: