Soạn bài (Nói và nghe trang 111) Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Nói và nghe: Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống trang 111, 112 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.
Soạn bài (Nói và nghe trang 111) Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Đề bài (trang 111 sgk Ngữ văn 8 tập 2): Ở bài Sắc thái của tiếng cười (Ngữ văn 8, tập 1), em đã học cách thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống. Trong phần bài học này, em sẽ sử dụng những kĩ năng đã có để thảo luận về vấn đề ý nghĩa của sự tự nhận thức bản thân, từ đó, từng bước hoàn thiện chính mình. Mỗi người có thể tự nhận thức về ưu điểm, nhược điểm của bản thân hay không? Vì sao? Thành lập nhóm để thảo luận về vấn đề này và trình bày trong buổi sinh học lớp.
Bước 1: Chuẩn bị
Xem lại bài Sắc thái của tiếng cười (Ngữ văn 8, tập một) về cách thành lập nhóm và phân công công việc; thống nhất mục tiêu, thời gian thảo luận; xác định người nghe, cách nói.
Ngoài ra, để chuẩn bị cho nội dung thảo luận chủ đề này, em có thể sử dụng mẫu phiếu dưới đây:
PHIẾU CHUẨN BỊ THẢO LUẬN NHÓM Chủ đề thảo luận: Mỗi người có thể tự nhận thức về ưu điểm, nhược điểm của bản thân hay không? Vì sao? I. CÁC Ý KIẾN, LÍ LẼ, BẰNG CHỨNG CỦA EM
II. TRAO ĐỔI VỚI CÁC Ý KIẾN TRÁI CHIỀU (DỰ KIẾN)
|
Bước 2: Thảo luận
- Tham khảo các hướng dẫn cho bước này ở bài Sắc thái của tiếng cười (Ngữ văn 8, tập một).
- Lưu ý: Khi thảo luận, cần: (1) lắng nghe ý kiến của các bạn; (2) trình bày ý kiến của mình; (3) phản hồi ý kiến của các bạn; (4) bám sát chủ đề của buổi thảo luận, tránh lan man, xa đề, lạc đề.
Bước 3: Suy ngẫm và rút kinh nghiệm
• Nêu ít nhất hai điều bản thân hoặc các thành viên trong nhóm đã làm tốt trong quá trình thảo luận.
• Nếu hai điều bản thân và các thành viên cần điều chỉnh để lần thảo luận sau đạt hiệu quả cao hơn.
* Phần thảo luận tham khảo:
1. Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu, ... ).
2. Tự nhận thức đúng về bản thân sẽ giúp em:
+ Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.
+ Biết rõ mong muốn, những khả năng, khó khăn, thách thức của bản thân để có thể đặt mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.
3. Để tự nhận thức đúng về bản thân, em cần:
+ Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hoạt động, tình huống cụ thể.
+ Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
+ So sánh những nhận xét đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của mình.
+ Thân thiện, cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện và phát triển bản thân.