Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 5 Tập 2 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Tri thức ngữ văn trang 5, 6, 7 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 5 Tập 2 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
1. Thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường
Thể thơ Đặc điểm |
Thất ngôn bát cú luật Đường |
Tứ tuyệt luật Đường |
Khái niệm |
Là các thể thơ làm theo những nguyên tắc thi luật chặt chẽ được đặt ra từ thời Đường (Trung Quốc). |
|
Số câu, số chữ |
Mỗi bài có tám câu, mỗi câu có bảy chữ. |
Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ. |
Thi luật |
Thể hiện qua bố cục, luật, niêm, vần, đối. |
|
Bố cục |
4 phần Thường chia theo các cặp câu: - Đề (câu 1, 2: mở đầu và bắt đầu phát triển ý của bài thơ). - Thực (câu 3, 4: triển khai ý của đề tài, miêu tả cụ thể về tình cảnh, sự việc). - Luận (câu 5, 6: mở rộng, phát triển ý nghĩa vốn có hoặc đi sâu hơn vào tâm trạng, cảm xúc). - Kết (câu 7, 8: thâu tóm ý nghĩa cả bài và kết ý). |
4 phần Thường được chia làm bốn phần: - Khai (câu 1: khai mở ý của bài thơ). - Thừa (câu 2: thường làm rõ thêm ý và mạch cảm xúc của phần Khai). - Chuyển (câu 3: chuyển ý). - Hợp (câu 4: kết ý). |
Luật thơ |
- Là cách sắp đặt tiếng bằng, tiếng trắc trong các câu của một bài thơ. - Luật của thơ thất ngôn bát cú hoặc thơ tứ tuyệt luật Đường: các tiếng (âm tiết) thứ nhất, thứ ba, thứ năm trong câu không cần sắp xếp theo đúng luật bằng trắc; các tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu trong câu cần tuân theo luật bằng/ trắc rõ ràng. + Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh bằng (thanh ngang hoặc thanh huyền) thì bài thơ làm theo luật bằng. |
|
Niêm |
- Là sự kết dính về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ luật Đường. - Hai câu thơ niêm với nhau khi tiếng thứ hai của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc. |
|
Câu 1 niệm với câu 8; câu 2 niệm với câu 3; câu 4 niệm với câu 5; câu 6 niệm với câu 7. |
Câu 1 niệm với câu 4, câu 2 niệm với câu 3. |
|
Vần |
Cả bài thơ chỉ hiệp theo một vần (còn gọi là độc vận), vần gieo ở cuối câu thơ đầu và cuối các câu chẵn (vần chân), vần được sử dụng thường là vần bằng. |
|
Nhịp |
Cách ngắt nhịp thường là 2/2/3 hoặc 4/3. |
|
Đối |
Cách đặt câu sóng đôi sao cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. |
|
Quy định câu thứ ba đối với câu thứ tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu. |
Không có quy định đối cụ thể. |
2. Đảo ngữ: đặc điểm và tác dụng
Đảo ngữ | |
Đặc điểm |
Tác dụng |
Là biện pháp tu từ thay đổi vị trí các thành phần trong cụm từ, trong câu. |
Nhấn mạnh ý nghĩa, làm cho sự diễn đạt thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng. |
3. Câu hỏi tu từ: đặc điểm và tác dụng
Câu hỏi tu từ | |
Đặc điểm |
Tác dụng |
Là câu hỏi không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời mà được sử dụng để nhấn mạnh nội dung người nói, người viết muốn gửi gắm. |
Nhấn mạnh nội dung người nói, người viết muốn gửi gắm. |