X

Soạn văn 9 Kết nối tri thức

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 9 trang 34 - ngắn nhất Kết nối tri thức


Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 34, 35 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 9 trang 34 - Kết nối tri thức

Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Kẻ vào vở bảng hệ thống hóa kiến thức về hai văn bản đọc (Chuyện người con gái Nam XươngDế chọi) gồm các mục: cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, yếu tố kì ảo, chủ đề và điền thông tin phù hợp với những mục đó.

Trả lời:

 

Chuyện người con gái

Nam Xương

Dế chọi

Cốt truyện

+ Vũ Nương là người con gái thuỳ mị nết na, lấy Trương Sinh (người ít học, có tính đa nghi)

+ Trương Sinh phải đi lính đánh giặc Chiêm; ở nhà, Vũ Nương sinh con, hết lòng chăm

sóc mẹ chồng, khi mẹ chồng mất, lo đám tang chu đáo.

+ Trương Sinh trở về, nghe câu nói của con và nghi ngờ vợ; bị oan nhưng không thể minh oan, Vũ Nương tự tử ở bến Hoàng Giang, nhưng được Linh Phi cứu giúp.

+ Ở nơi cung nước, Vũ Nương gặp Phan Lang (người cùng làng), Phan Lang khuyên nàng trở về.

+ Được Linh Phi giúp, Vũ Nương trở về gặp Trương Sinh, từ giữa dòng nói vọng vào mấy lời để chồng thấu nỗi oan của mình rồi biến mất.

+ Trong cung, vua rất mê trò chọi dế, khiến từ lí dịch đến quan lại đua nhau tìm dế hay để nộp lên trên; dân đen là những người phải chịu cái hoạ nộp dế chọi.

+ Thành - một người có hiểu biết - bị ép giữ chức nhỏ trong làng với nhiệm vụ chính là thúc dân kiếm dế để nộp; do không đáp ứng được yêu cầu của quan trên nên đã bị đánh đập tàn tệ.

+ Theo sự chỉ dẫn của bà đồng gù làm nghề bói toán, Thành đã bắt được một con dế quý

+ Cha mẹ đi vắng, đứa con trai của Thành tò mò mở lồng xem, để dế nhảy mất; sợ bị cha đánh, nó bỏ trốn, rơi xuống giếng.

+ Ban đầu nghe tin mất dế quý, Thành tức giận, nhưng thấy con chết, vợ chồng Thành rất đau xót, đêm định liệm xác con đem chôn thì chợt phát hiện con vẫn còn sống, mặc dù thần thái đờ đẫn, ngây ngốc, ngủ mê mệt.

+ Nghe tiếng gáy của một con dế trong nhà, Thành đuổi theo, bắt được, hoá ra là một con dế nhỏ, không đủ tiêu chuẩn nộp quan.

+ Có người đem dế tốt đến thách, Thành đưa dế ra chọi, không ngờ nó thắng con dế kia, lại còn thắng luôn cả con gà lao vào mổ nó.

+ Thành mừng rỡ đưa dế lên nộp quan, quả đúng như lời Thành nói, con dế tuy nhỏ, nhưng có thể thắng bất cứ con nào, do đó Thành được quan thưởng, con dế được dâng lên vua, trong cung, nó trở thành con dế vô địch, thắng bất cứ con dế kì lạ nào; đã thế lại còn biết nhảy mỗi khi có nhạc nổi lên.

+ Các quan sau khi được vua trọng thưởng đã nâng đỡ để Thành đỗ được tú tài.

+ Hơn một năm sau, con trai Thành bình phục, kể rằng chính mình đã hoá thành con dế chọi giởi kia, nay mới sống lại; biết chuyện, quan tiếp tục thưởng cho Thành, chỉ vài năm nhà Thành trở nên giàu sang phú quý.

Nhân vật

Vũ Nương, Trương Sinh, mẹ Trương Sinh, Phan Lang, Câu bé Đản,…

Gia đình Thành, bà đồng gù làm nghề bói toán, những người dân trong huyện, lí dịch, tri huyện, tuần phủ, vua.

Không gian

- làng quê Nam Xương

- Bến Hoàng Giang

- gác Triêu Dương

Gắn với sinh hoạt của các nhân vật.

Thời gian

- Truyện lấy bối cảnh từ thời nhà Trần cho đến nhà Hồ.

Thời gian: sinh hoạt đời thường của con người; thời điểm xác định của lịch sử (đời Tuyên Đức nhà Minh)

Yếu tố kì ảo

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.

- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa gặp Linh Phi và được cứu giúp. Phan Lang gặp lại Vũ Nương, được sứ giả Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.

- Hình ảnh: Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông lúc ẩn lúc hiên; nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào,…

- Mảnh giấy do bà đồng gù ném ra khi vợ thành xin bói có những hình vẽ chỉ dẫn kì lạ.

- Đứa con trai Thành hóa thân thành con dế, đấu dế thắng nhiều trận.

Chủ đề

Bi kịch tan vỡ hạnh phúc gia đình, phê phán xã hội phong kiến, bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc. 

Thể hiện nghịch lí khó tin trong cuộc sống mà nguyên nhân chỉ từ một con dế nhỏ, qua đó phê phán sâu sắc xã hội phong kiến đương thời.

Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu vai trò của yếu tố kì ảo, chỉ ra mối quan hệ giữa thế giới kì ảo và thế giới hiện thực trong các văn bản đã đọc ở bài 1.

Trả lời:

- Vai trò của yếu tố kì ảo:

+ Giúp câu chuyện thêm phần hấp dẫn, là sáng tạo, kết quả trí tưởng tượng phong phú của tác giả.

+ Giúp người đọc hiểu rõ hơn về sự thật xót xa của nhân dân dưới xã hội phong kiến xưa.

+ Thể hiện rõ chủ đề của các văn bản.

- Mối quan hệ giữa thế giới kì ảo và thế giới hiện thực: có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và giải quyết nút thắt trong các văn bản.

Câu 3 (trang 35 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Qua hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam XươngDế chọi, hãy rút ra những đặc điểm cơ bản của thể loại truyện truyền kì.

Trả lời:

Cốt truyện

- Có khi mô phỏng cốt truyện dân gian hoặc dã sử lưu truyền rộng rãi trong nhân dân; có khi mượn từ truyện truyền kì Trung Quốc.

- Cốt truyện được tổ chức chủ yếu dựa trên chuỗi sự kiện sắp xếp theo trật tự tuyến tính, có quan hệ nhân quả.

Nhân vật

- Khá đa dạng, phong phú, trong đó nổi bật nhất là ba nhóm: thần tiên, người trần và yêu quái.

- Các nhân vật thường có những nét kì lạ, biểu hiện ở nguồn gốc ra đời, ngoại hình hay năng lực siêu nhiên...

Không gian và thời gian

- Không gian trong: thường có sự pha trộn giữa cõi trần, cõi tiên, cõi âm; các hình thức không gian này không tồn tại tách biệt mà liền thông với nhau.

- Thời gian cũng có sự kết hợp chặt chẽ giữa thời gian thực và thời gian kì ảo.

Ngôn ngữ

Truyện truyền kì sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

Câu 4 (trang 35 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm đọc thêm 3-4 truyện truyền kì hoặc truyện hiện đại có yếu tố kì ảo, ghi chép các thông tin cơ bản về cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, đặc điểm yếu tố kì ảo, chủ đề và nêu nhận xét về nội dung, nghệ thuật của từng truyện.

Trả lời:

- Một số truyện có yếu tố kì ảo như: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Truyện lạ nhà thuyền chài, Muối của rừng,…

- Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp): kể về cuộc đi săn vào một ngày xuân rất đẹp của ông Diểu. Ông Diểu nhắm bắn một con khỉ đực, và từ đó nhiều sự việc liên tiếp xảy ra với ông Diểu, khiến ông Diểu thay đổi nhận thức của mình về thế gới tự nhiên và với chính mình. Kết thúc tác phẩm là hình ảnh hoa tử huyền và ông Diểu ra về trong làn mưa xuân, một hình ảnh tuyệt đẹp.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác: