Soạn bài Ngày xưa - ngắn nhất Kết nối tri thức
Soạn bài Ngày xưa ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Ngày xưa - Kết nối tri thức
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Bài thơ khẳng định sức sống mãnh liệt của Truyện Kiều trong đời sống của người dân ta ngày nay.
Câu 1 (trang 102 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Bà ru cháu bằng những câu Kiều, mặc dù cháu còn nhỏ, chưa thể hiểu được, điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?
Trả lời:
- Điều đó gợi cho em suy nghĩ về sự xuất hiện của Truyện Kiều trong đời sống. Dù người cháu không hiểu ý nghĩa trong đó nhưng đó vẫn là lời ru quen thuộc không thể thay thế.
Câu 2 (trang 102 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Bài thơ cho thấy “Truyện Kiều” đã được tiếp nhận theo những cách nào?
Trả lời:
- Truyện Kiều đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người, được tiếp nhận qua những lời ru truyền từ đời này qua đời khác. Nó là một truyền thống không thể thay đổi.
Câu 3 (trang 102 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về sức sống của Truyện Kiều trong lòng người dân Việt Nam.
Trả lời:
- Sức sống của Truyện Kiều: Tác phẩm Truyện Kiều đã có thể tồn tại và phát triển bền bỉ trong văn học Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác truyền cảm hứng cho những người yêu Truyện Kiều sáng tạo ra các hình thức sinh hoạt văn hóa như ngâm Kiều, vịnh Kiều, đố Kiều, dựa vào câu Kiều để sáng tác thơ mới, tranh Kiều trên nhiều chất liệu. Nhiều câu thơ trong tác phẩm đã được vận dụng nghệ thuật dân gian và trở nên phổ biến, quen thuộc.
=> Trải qua hai thế kỷ với những thăng trầm của lịch sử, Truyện Kiều vẫn có sức sống mãnh liệt trong đời sống của người Việt Nam, bởi nó không chỉ là câu chuyện của văn học Việt Nam mà còn là tâm tư, bản ngã của người Việt Nam.
Câu 4 (trang 102 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em có nhận xét gì về hình thức nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, ngôn từ, hình ảnh, cách tổ chức, sắp xếp ý thơ…)?
Trả lời:
* Nghệ thuật:
- Thể thơ: Lục bát.
- Ngôn từ, hình ảnh giản dị, gần gũi.
- Cách tổ chức, sắp xếp như một câu chuyện.