Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) - ngắn nhất Kết nối tri thức
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) trang 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) - Kết nối tri thức
* Yêu cầu khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
* Phân tích bài viết tham khảo
Văn bản: Con người đã làm gì với tự nhiên? (SGK trang 28)
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Mối quan hệ mật thiết giữa con người với tự nhiên.
- Trình bày ý kiến về vấn đề: Ý kiến của người viết thể hiện qua đoạn 2.
- Dùng lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 1: Thể chất của con người mang tính tự nhiên.
- Dùng lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 2: Tự nhiên là thế giới bao quanh con người.
- Dùng lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 3: Tự nhiên còn là nguồn sống của tâm hồn con người.
- Dùng lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 4: Con người đã đối xử tệ bạc với tự nhiên.
- Dùng lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 5: Con người phải trả giá vì đã tác động vào tự nhiên 1 cách thiếu khoa học.
- Phản bác ý kiến trái chiều về 1 khía cạnh của vấn đề.
- Khái quát lại vấn đề nghị luận, nêu trách nhiệm của mọi người và đề xuất phương hướng hành động.
* Thực hành viết theo các bước
Các bước thực hành |
Nội dung các bước |
Bước 1: Trước khi viết |
a. Lựa chọn đề tài Có thể tham khảo một số đề tài sau: - Vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất ở địa phương em. - Khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển của nước ta. - Quan điểm “sống xanh” và ý nghĩa của nó. - Tình trạng thiếu nguồn nước sạch trong cuộc sống của con người hiện nay. - Tác động của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống của con người. b. Tìm ý Để tìm ý cho bài viết, có thể đặt ra và trả lời một số câu hỏi sau: - Vấn đề cần được giải quyết là gì? - Ý kiến của em về vấn đề như thế nào? - Có thể xuất hiện ý kiến nào trái ngược với ý kiến của người viết? Cần dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để phản bác? - Cần có giải pháp nào để giải quyết vấn đề? c. Lập dàn ý Phân bổ, sắp xếp từng ý vào các phần của dàn ý: điều chỉnh, thay đổi vị trí của các ý sao cho hợp lí. - Mở bài: Giới thiệu vấn đề thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, nêu sự cần thiết của việc bàn luận về vấn đề. - Thân bài: + Triển khai các luận điểm thể hiện quan điểm của người viết xét trên từng khía cạnh của vấn đề. • Luận điểm 1: Bản chất của vấn đề nghị luận; quan hệ giữa con người với tự nhiên thể hiện ở vấn đề (nêu lí lẽ và bằng chứng). • Luận điểm 2: Mặt tích cực của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và lợi ích có thể thu được (nêu lí lẽ và bằng chứng). • Luận điểm 3: Mặt tiêu cực của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và hậu quả có thể gánh chịu (nêu lí lẽ và bằng chứng). • … + Nêu ý kiến trái chiều và phản bác. + Đề xuất giải pháp có tính khả thi để giải quyết vấn đề. - Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức đúng và giải quyết hiệu quả vấn đề nêu ra. |
Bước 2: Viết bài |
- Bám sát dàn ý, nắm vững yêu cầu về nội dung của từng phần để viết bài. |
Bước 3: Chỉnh sửa bài viết |
Khi chỉnh sửa, cần chú ý các tiêu chí: - Sự rõ ràng của vấn đề được nêu để bàn luận (ở phần Mở bài). - Sự đầy đủ của các luận điểm cần triển khai (ở phần Thân bài). - Sự chặt chẽ trong lập luận (thể hiện ở cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng, sức thuyết phục trong cách nêu ý kiến bác bỏ quan điểm trái chiều...). – Mức độ đáp ứng yêu cầu về quy cách trình bày, chính tả và diễn đạt (dùng từ đặt câu...). |
* Bài viết tham khảo:
Trong thời đại ngày nay, có nhiều nguồn tài nguyên quý giá đang dần với cạn. Nước sạch là một trong số đó. Chúng ta cần hiểu được rằng: Bảo vệ nguồn nước sạch là bảo vệ cuộc sống con người, từ đó có ý thức bảo vệ nguồn nước sạch.
Nước sạch chính là loại nước chúng ta có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, sản xuất hàng ngày như tắm rửa, giặt giũ, tưới cây,... mà không lo bị nhiễm độc hay nhiễm khuẩn.
Nước sạch rất quan trọng trong đời sống hàng ngày. Dẫn chứng sinh động nhất là hàng ngày chúng ta càn có đầy đủ nước sạch để uống. Nếu mỗi ngày không được cung cấp đầy đủ từ 2 đến 3 lít nước, cơ thể chúng ta sẽ bị thiếu nước. Ngoài ra, nước sạch còn rất quan trọng dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước để rửa thực phẩm, chế biến thực phẩm, nước để tắm rửa, để lau dọn ... Như vậy, nước chiếm một vai trò rất lớn đối với sự sống con người: nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, nước vận chuyển, đưa máu đi khắp cơ thể, nước thanh lọc thận ... Không có nước sạch, các loại thực phẩm như rau củ quả, thịt cá cũng không được rửa sạch, khi đó con người cũng không được dùng chúng một cách ngon lành. Nước là một mạch ngầm xuyên suốt mọi sự vật trong đời sống hàng ngày. Hãy thử tưởng tượng, nếu nước bị vấy bẩn thì mọi thứ cũng theo đó mà ô nhiễm, tanh hôi ...
Nước sạch cũng trở thành yếu tố không thể thiếu để sản xuất. Nước dùng để tưới cây: cây ăn quả, cây cho bóng mát, rau củ ... Nếu không có nước lập tức cây cối sẽ khô héo, chết hàng loạt. Và nếu tưới cây bằng nước không sạch (nước bị nhiễm phóng xạ, nước bị nhiễm chất hóa học, ... ) cây cốì cũng sẽ bị chết hoặc bị nhiễm độc theo. Nước còn dùng để giảm nhiệt máy cho công nghiệp nặng, nước đểlàm sạch nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ ... Như vậy, nước sạch là một tài nguyên không thểthiếu cho sự duy trì và phát triển kinh tế.
Vai trò của nước rất to lớn nhưng tiếc thay, nước sạch lại không phải là tài nguyên vô tận. Càng đáng tiếc hơn khi con người không bảo vệ được nước sạch vì thế mà nguồn nước sạch đang dần dần vơi cạn.
Thực tế cho thấy các mạch nước ngầm đang giảm dần. Vài năm trở lại đây, nhiều khu vực ở nước ta cũng như trên thế giới mới xuất hiện tình trạng hạn hán kéo dài đáng báo động. Mặt khác, nhiều dòng sông cung cấp nước sạch đang bị ô nhiễm rất nặng nề: sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông Tô Lịch, sông cầu, ... Rác thải sinh hoạt càng khiến những dòng sông đổi màu nhanh chóng. Chất độc hóa học làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Đó là chưa nhắc đến tình trạng lãng phí nước sạch ở nhiều gia đình, nhiều cá nhân.
Hậu quả của tình trạng vơi cạn nước sạch đang khiến chúng ta đau xót. Những “làng ung thư”, “làng u bệnh” xuất hiện trong vài năm trở lại đây khiến nhiều người dân lao đao, lo lắng. Nguyên nhân bắt nguồn từ những mạch nước ngầm bị nhiễm độc. Rồi mùa màng bị tàn phá, kim loại bị ăn mòn ... đó là hậu quả của những cơn mưa axit độc hại ...
Vì tất cả những điều trên, con người phải hành động để giữ gìn, bảo vệ nước sạch và cũng là bảo vệ chính bản thân mình. Tiết kiệm nguồn nước sạch hiện có là biện pháp trước mắt. Nhưng về lâu dài phải biết giữ vệ sinh; rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp phải được thu gom xử lí. Bên cạnh đó bảo vệ rừng cũng là cách để thanh lọc nguồn nước bị ô nhiễm, từ đó cải hóa nước mưa axit, các nguồn nước bị ô nhiễm.
Bảo vệ nước sạch chính là bảo vệ sự sống của mình. Yì vậy, tất cả chúng ta hãy cùng hành động!