Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 64 - ngắn nhất Kết nối tri thức
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 64, 65 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 64 - Kết nối tri thức
1. Truyện thơ Nôm
- Truyện thơ Nôm là thể loại tự sự bằng thơ, được viết bằng chữ Nôm; hình thành vào khoảng thế kì XVI – XVII, phát triển mạnh và đạt được nhiều thành tựu to lớn ở cuối thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX. Ở giai đoạn đầu, một số truyện thơ Nôm được sáng tác bằng thể thơ Đường luật hoặc song thất lục bát; sau đó tác giả chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát.
- Truyện thơ Nôm có đề tài, chủ đề mở rộng, phong phú; có giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc. Cốt truyện của truyện thơ Nôm thường được triển khai theo trình tự thời gian với mô hình cơ bản: gặp gỡ - chia li – đoàn tụ. Khi tiếp thu nguồn cốt truyện từ văn học dân gian hoặc văn học Trung Quốc, các tác giả truyện thơ Nôm đã có những đóng góp riêng, tạo nên những tác phẩm mới có giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Một số truyện thơ Nôm lấy đề tài từ đời sống thực tế và có cốt truyện do tác giả tự sáng tạo (Phạm Tải – Ngọc Hoa, Sơ kính tân trang, Truyện Lục Vân Tiên).
- Nhân vật chính trong truyện thơ Nôm là những cô gái, chàng trai có vẻ đẹp toàn diện (hình thể, tâm hồn, đức hạnh, trí tuệ, tài năng,…) nhưng cuộc sống thường gặp nhiều trắc trở, gian nan. Những trắc trở, gian nan ấy không chỉ phản ánh thực trạng xã hội đương thời mà còn là cài “nền” để tác giả làm nổi bật vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Họ hiếu thảo với cha mẹ, thuỷ chung trong tình yêu, giàu lòng nhân hậu và đức hi sinh; đòng thời rất mạnh mẽ, can đảm khi đối diện với những tai hoạ, khổ đau, bất hạnh; dũng cảm, kiên cường đấu tranh để bảo vệ tình yêu, hạnh phúc gia đình, giữ gìn phẩm giá. Nhiều nhân vật đã được khắc hoạ ở cả hai phương diện: con người bên ngoài (ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động,…) và con người bên trong (cảm xúc, suy nghĩ, diễn biến tâm lí,…). Đặc biệt, lời thoại của nhân vật được chú ý ở cả hai hình thức: đối thoại và độc thoại. Trong một số tác phẩm, lời thoại đã được cá thể hoá và trở thành phương tiện thể hiện tính cách nhân vật. Nhiều tác giả truyện thơ Nôm đã sử dụng thành công bút pháp tả cảnh ngụ tình để thể hiện thế giới nội tâm nhân vật.
- Truyện thơ Nôm là thể loại có đóng góp to lớn vào việc phát triển ngôn ngữ văn học và thể thơ lục bát của dân tộc. Trong các tác phẩm đỉnh cao, ngôn ngữ truyện thơ Nôm giản dị, gần vời lời ăn tiếng nói của nhân dân, được “tinh chế” bởi ngòi bút tài hoa, điêu luyện của tac sgiar; thể thơ lục bát được hoàn thiện và đạt tới sự nhuần nguyễn, không chỉ có khả năng biểu đạt mọi cung bậc tình cảm tinh thế của con người mà còn đảm nhận xuất sắc chức năng kể chuyện.
2. Lời đối thoại và độc thoại trong văn bản truyện
- Lời đối thoại là hình thức thể hiện của lời nhân vâth khi đối tượng hướng đến là một hoặc nhiều người tham gia giao tiếp trực tiếp.
- Lời độc thoại là hình thức thể hiện của lời nhân vật khi đối tượng hướng đến không phải là người tham gia đối thoại trực tiếp. Trong kịch, độc thoại được sử dụng để nhân vật tự nói với chính mình, khán giả chỉ là người “nghe trộm”, nhờ đó biết được những cảm xúc sâu kín của nhân vật. Trong truyện (bao gồm cả truyện thơ), đặc biệt là trong truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, độc thoại được sử dụng để tái hiện tiếng nói nội tâm hay trạng thái cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. Lúc này, độc thoại được gọi bằng một thuật ngữ chính xác hơn là độc thoại nội tâm.
3. Chữ Nôm và chữ quốc ngữ
- Chữ Nôm là chữ viết cổ dùng để ghi âm tiềng Việt , được ông cha ta sáng tạo dựa theo kí hiệu văn tự Hán. Chữ Nôm được hình thành vào khoảng thế kì X và đã được sử dụng để sáng tác thơ văn vào khoảng thế kí XII – XIII. Sự ra đời của chữ Nôm thể hiện tinh thần tự cường, tự tôn dân tộc; đánh dấu bước phát triển vượt bậc về văn hoá và khẳng định vị trí, vai trò của tiếng Việt. Hàn Thuyên được cho là người có công đầu trong việc phát triển, phổ biến chữ Nôm. Nhiều tác giả đã sử dụng chữ Nôm để sáng tạo nên những tác phẩm kiệt xuất, xây dựng những thể loại đặc sắc cho nền văn học trung đại Việt Nam: thơ Nôm Đường luật (Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,…); truyện thơ Nôm (nhiều tác giả khuyết danh, Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Du, Phạm Thái, Nguyễn Đình Chiểu,…); ngâm khúc (Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Cao Bá Nhạ,…); hát nói (Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh,…).
- Chữ quốc ngữ là chữ viết dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt . Chữ quốc ngữ được hình thành từ đầu thế kỉ XVII, trong quá trình các tu sĩ DÒng Tên truyền đạo Công giáo tại Việt Nam. Trong đó, người có công lớn nhất là giáo sĩ Phran-xít-xcô đờ Pi-na (Francisco de Pina) và giáo sĩ A-lếch-xăng đờ Rốt (Alexandre de Rhodex). Nhiều tri thức người Việt đã có đóng góp quan trọng trong việc truyền bá, phổ biến chữ quốc ngữ thời kì đầu như: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của,… Sau khi ra đời, chữ quốc ngữ được chỉnh lí, thay thế dần chữ Hán và chữ Nôm; từ ănm 1945, có vị thế văn tự chính thức của quốc gia.