X

Soạn văn 9 Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 131 - ngắn nhất Kết nối tri thức


Haylamdo sưu tâm và biên soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 131 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 131 - Kết nối tri thức

* Câu đặc biệt

Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trong các đoạn văn (a, b) và lời thoại kịch (c) dưới đây, những câu nào là câu đặc biệt? Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong từng trường hợp.

a. Những hạt mưa gỗ vào mái tôn tạo ra một âm thanh khác hẳn khi chúng rơi trên mái ngói.

Rầm rầm. Rầm rầm. Rầm rầm.

Nghe như có hàng ngàn con ngựa phi ngay trên đầu.

(Nguyễn Nhật Ánh, Tôi là Bê-tô)

b. Bộp! Tôi bị giáng một củ vào đầu đau điếng trong khi đang cúi xem từng vết tích. Hắn! Và một cuốn sách!

(Hà Thuỷ Nguyên, Thiên Mã)

c. Si-men: - Ôi! Mũi kiếm! Mà máu cha em còn đậm!

Đông Rô-đri-go. Si-men em!

Si-men: - Cất khỏi mắt em cái vật đáng kinh kia!

               Nó oán trách đời ai và tội ác nặng nề!

(Coóc-nây, Lơ Xít)

Trả lời:

a. - Câu đặc biệt: Rầm rầm. Rầm rầm. Rầm rầm.

- Tác dụng:

+ Miêu tả âm thanh của những hạt mưa rơi trên mái tôn bằng cách mô phỏng trực tiếp âm thanh đó.

+ Tạo hiệu ứng âm thanh sống động, giúp người đọc hình dung rõ ràng hơn về âm thanh của mưa.

+ Nhấn mạnh sự khác biệt của âm thanh mưa trên mái tôn so với mái ngói.

b. - Câu đặc biệt: Bộp!

- Tác dụng:

+ Miêu tả âm thanh của cú đánh vào đầu một cách bất ngờ, đột ngột.

+ Tạo sự bất ngờ, thu hút sự chú ý của người đọc.

+ Nhấn mạnh sự mạnh mẽ, dữ dội của cú đánh.

c. - Câu đặc biệt: Ôi! Mũi kiếm! Mà máu cha em còn đậm!

- Tác dụng:

+ Bộc lộ cảm xúc của Si-men khi nhìn thấy mũi kiếm và máu của cha:

Ôi!: thể hiện sự ngạc nhiên, xót xa.

Mà máu cha em còn đậm!: thể hiện sự phẫn nộ, đau đớn.

+ Tạo sự kịch tính cho đoạn văn.

Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định câu đặc biệt trong các lời thoại kịch (a), đoạn văn (b,c) dưới đây và điền thông tin vào các ô trong bảng (kẻ bảng vào vở).

        Tác dụng

 

Câu đặc biệt

Bộc lộ cảm xúc

Liệt kê, thông báo

về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

Xác định thời gian, nơi chốn

Gọi - đáp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Giu-li-ét: - Ôi chao!

Rô-mê-ô: - Kìa, nàng vừa lên tiếng! Hỡi nàng tiên lộng lẫy, hãy nói nữa đi! Đêm nay trên đầu ta, nàng toả ánh hào quang như một sứ giả nhà trời có đôi cánh, đang cưỡi những áng mây lười nhẹ lướt trên không trung, khiến kẻ trần tục phải cố ngước đôi mắt thịt mà chiêm ngưỡng.

Giu-li-ét: - Ôi Rô-mê-ô, hỡi Rô-mê-ô! Sao chàng lại mang tên đó nhỉ? Chàng hãy từ bỏ thân phụ đi, từ bỏ tên họ đi; hoặc không thì chàng hãy thề là chàng yêu em đi, em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa.

(Sếch-xpia, Rô-mê-ô và Giu-li-ét)

b. Sói Lam chưa kịp mừng vì em chạy thoát. Bất ngờ một gã to như gấu đứng sựng trước mặt nó, hai tay vung một thân cây đang bốc cháy. Choáng váng. Đầu Sói Lam như nổ tung. Và màn đêm. Nó ngã xuống, ngã xuống, cứ xoay tròn và rơi mãi trong màn đêm đầy tia lửa.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

c. “Đêm!” – An-đéc-xen thầm nhủ.

Lúc này, bóng đêm dễ chịu hơn ánh sáng ban ngày.

(Pau-xtốp-xki, Xe đêm)

Trả lời:

    Tác dụng

 

 

Câu đặc biệt

Bộc lộ cảm xúc

Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

Xác định thời gian, nơi chốn

Gọi -đáp

Ôi chao!

X

 

 

 

Ôi Rô-mê-ô, hỡi Rô-mê-ô!

 

 

 

X

Kia, nàng vừa lên tiếng!

 

X

 

 

Choáng váng.

X

 

 

 

Và màn đêm

 

 

X

 

"Đêm!"

 

 

X

 

 

Câu 3 (trang 131 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm câu đặc biệt trong văn bản “Bí ẩn của làn nước” và chỉ ra tác dụng của chúng.

Trả lời:

- Câu đặc biệt trong văn bản “Bí ẩn của làn nước” là: “Con tôi”.

- Tác dụng: Từ con tôi xuất hiện nhiều lần và ở nhiều nhân vật khác nhau. Nhân vật người vợ, đó là sự hoảng hốt, đau đớn khi con mình bị rơi xuống dòng nước lũ. Đối với người chồng, đó là ỗi đau và sự dằn vặt của người cha sau bi kịch mất mát con trai và vợ của mình.

Câu 4 (trang 131 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chỉ ra câu đặc biệt và câu rút gọn trong đoạn văn sau, từ đó nêu sự khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn.

- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Trả lời:

- Câu đặc biệt: Ôi!

- Câu rút gọn: Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

=> Sự khác nhau:

Đặc điểm

Câu đặc biệt

Câu rút gọn

Cấu tạo

Không có cấu tạo chủ ngữ - vị ngữ

Có cấu tạo chủ ngữ - vị ngữ nhưng được rút gọn một số thành phần

Chức năng

Bộc lộ cảm xúc, miêu tả trạng thái, hành động

Làm cho câu văn ngắn gọn, súc tích, tập trung vào nội dung cần diễn đạt

Ví dụ

Trời ơi!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác: