Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) - ngắn nhất Kết nối tri thức
Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) trang 33, 34 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) - Kết nối tri thức
* Hướng dẫn:
Các bước thực hành |
Nội dung các bước |
||||||||
Bước 1: Trước khi nói |
- Chọn đề tài trình bày. Một số gợi ý để em tham khảo: + Một vụ xả nước thải chưa qua xử lí. + Một vụ phá rừng phòng hộ. + Việc triển khai một dự án trồng cây, phủ xanh đất trống đồi trọc. + Người dân ở một địa phương ứng phó thành công một trận bão (lũ) lớn. + Việc khởi động một dự án bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm. + … - Lập dàn ý cho bài nói: + Sau khi chọn được đề tài phù hợp, em hãy lập dàn ý cho bài nói với đầy đủ các phần Mở đầu, Triển khai, Kết thúc. + Cần ghi chú một số bằng chứng (sự việc thực tế, số liệu…) từ ngữ then chốt để chủ động khi trình bày. |
||||||||
Bước 2: Trình bày bài nói |
- Mở đầu: Giới thiệu sự việc cần trình bày. Có thể kể một câu chuyện nhỏ, dẫn một tài liệu, dùng một bức ảnh hay đoạn phim để giới thiệu sự việc. - Triển khai: Bám sát dàn ý để trình bày nội dung theo trật tự hợp lí, giúp người nghe dễ theo dõi, nắm bắt ý kiến. Có thể đặt câu hỏi về từng khía cạnh của sự việc để thu hút sự chú ý của người nghe (Ví dụ: Bản chất của sự việc là gì? Sự việc có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội? Có ý kiến trái chiều nào về sự việc cần tranh luận, bác bỏ? Cần những giải pháp nào cho sự việc? Cần có hành động gì trước thực trạng đang diễn ra?); diễn giải rõ ràng, thể hiện chủ kiến của người nói trước những khía cạnh đó. - Kết thúc: Nêu ý nghĩa của sự việc đã trình bày, liên hệ trách nhiệm của mỗi người. Lưu ý: Khi trình bày, cần phối hợp ngôn ngữ nói với các phương tiện phi ngôn ngữ; luôn chú ý thái độ của người nghe để điều chỉnh khi cần thiết. |
||||||||
Bước 3: Sau khi nói |
- Trao đổi về những gì đã thực hiện trong phần Nói và nghe để rút kinh nghiệm. Khi trao đổi, cần đánh giá hoạt động của cả người nói và người nghe.
- …. |
Bài nói tham khảo:
Xin chào thầy cô và các bạn, tên tôi là Nguyễn Minh A, học sinh lớp 9B, Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Mời mọi người quan sát những hình ảnh dưới đây và nêu nhận xét về tình trạng được đề cập đến trong các bức ảnh:
Những bức ảnh trên đề cập đến vấn nạn xả nước thải gây ô nhiễm môi trường.
Nước thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Do đó, xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay là điều quan trọng đối với con người và môi trường tự nhiên.
Sự phát triển của xã hội dẫn đến nhiều tổ hợp khu dân cư, các khách sạn, nhà hàng mọc lên ngày càng nhiều nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nguồn nước thải sinh hoạt phát sinh ra môi trường ngày càng lớn. Bởi vậy, nếu không được xử lý kịp thời, các nguồn nước thải này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và cuộc sống của con người, gây nên nhiều hệ lụy không nhỏ trong tương lai. Cụ thể, nước thải sinh hoạt là nguồn nước được thải ra từ những hoạt động thường ngày của con người và chủ yếu được bắt nguồn từ các hộ gia đình, cơ quan, bệnh viện, trường học, khu đô thị, nhà máy sản xuất...Nước thải sinh hoạt bị đánh giá là có nồng độ ô nhiễm cao, chứa nhiều chất bẩn độc hại, thuốc trừ sâu, hóa chất, virus, vi khuẩn, tạp chất hữu cơ,... Do đó, nếu nước thải sinh hoạt không được thông qua hệ thống xử lý tiêu chuẩn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người cũng như môi trường xung quanh…
Theo báo cáo ô nhiễm môi trường nước của UNEP, có tới 60% dòng sông của châu Á – Âu – Phi bị ô nhiễm sinh vật và ô nhiễm hữu cơ. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam cũng không chỉ xảy ra ở nông thôn, mà ô nhiễm nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận cũng rất nghiêm trọng. Ví dụ dẫn chứng về ô nhiễm môi trường nước ở nước ta hiện nay tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: Tại Thành phố Hà Nội: Khoảng 350 – 400 nghìn m3 nước thải và hơn 1.000m3 rác thải xả ra mỗi ngày, nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào sông ngòi gây ô nhiễm nước khiến cá chết hàng loạt ở Hồ Tây, mức độ ô nhiễm rộng khắp 6 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ). Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất là ở cụm công nghiệp Thanh Lương, có tới khoảng 500.000m3 nước thải/ngày từ các nhà máy bột giặt, giấy, nhuộm. Những số liệu về ô nhiễm môi trường nước được dẫn chứng ở trên sẽ không ngừng gia tăng mỗi ngày nếu chúng ta không nhanh chóng xác định nguyên nhân và có biện pháp giảm thiểu, loại trừ.
Tác hại của nước thải sinh hoạt với môi trường và sức khỏe là rất to lớn. Đối với môi trường nước: ngoài việc gây ảnh hưởng trực tiếp đến nước ngầm, nước thải khi chảy ra kênh rạch và các vùng cửa sông sẽ làm đảo lộn môi trường nước quanh khu vực này. Tính chất nguồn nước sạch thay đổi do bị ô nhiễm từ các loại hóa chất độc hại, các hợp chất hữu cơ phân hủy và các loại vi sinh vật có hại cho sức khỏe con người. Nguồn nước sạch nghiễm nhiên thành nguồn lây bệnh cho quần thể sinh vật xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến con người chung ta. Đối với môi trường không khí: Nước thải khi không được xử lý sẽ bốc mùi hôi thối, đặc biệt là các chất sau khi phân hủy tạo thành khí độc như H2S hoặc CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Mùi hôi càng nồng nặc sẽ khiến cho thời tiết càng trở nên nóng bức. Điều này sẽ khiến cho sức khỏe của con người bị hao mòn, tuổi thọ giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh phổi, đường hô hấp. Mùi hôi thối sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Điều này sẽ gây các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về phổi cũng vì thế mà tăng lên đáng kể. Đối với môi trường đất: Nước thải khi không được xử lý hoặc xử lý không đúng cách được thải ra ngoài sẽ ngấm xuống lòng đất, khi con người trồng trọt tại khu vực ô nhiễm này các thành phần hóa học độc hại sẽ thấm vào các loại cây trồng gây thay đổi thành phần dinh dưỡng, tồn đọng các chất độc hại. Ngoài ra khi thấm xuống mạch nước ngầm sẽ gây nên những hệ quả khôn lường, đặc biệt với những khu vực dân cư sử dụng nguồn nước giếng khoan, vô tình nạp trực tiếp chất độc vào người gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.
Do đó, xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay là điều quan trọng đối với con người và môi trường tự nhiên. Mỗi cá nhân, tổ chức cần có ý thức trong việc xử lý nước thải sinh hoạt, tránh tình trạng xả thải trực tiếp ra môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải tại các khu công nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm. Các nhà máy, xí nghiệp cần xây bể xử lý nguồn nước thải thay vì xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài cũng là biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước hiệu quả. Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng thêm những hệ thống xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn. Tích cực đầu tư nghiên cứu để tìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước hiệu quả hơn.
Từ những vấn đề phân tích ở trên cho thấy việc xử lý nguồn nước bị ô nhiễm ở nước ta là một vấn đề cấp bách hàng đầu, cần được quan tâm xử lý tốt. Trên đây là phần trình bày của tôi về vấn đề xử lý nguồn nước bị ô nhiễm. Hi vọng nhận được sự góp ý của tất cả mọi người. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.