Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 17 - ngắn nhất Kết nối tri thức
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17, 18 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 17 - Kết nối tri thức
* Điển tích, điển cố
Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đọc lại các chú thích ở chân trang của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương và cho biết những trường hợp sử dụng điển tích, điển cố. Nếu sách giáo khoa không giải thích, em có hiểu được ý nghĩa của các câu văn có sử dụng điển tích, điển cố đó không? Vì sao?
Trả lời:
- Những điển tích, điển cố được sử dụng: mùa dưa chín quá kì; nước hết chuông rền; ngõ liễu tường hoa; núi Vọng Phu; ngọc Mị Nương; cỏ Ngu mĩ; Tào Nga; Tinh Vệ; ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam; quăng thoi đứng dậy, tuy mẹ bậc đại hiền cũng phải phân vân; mất búa đổ ngờ; ý dĩ đầy xe, Quang Võ đổ ngờ lão tướng; trói lại mà giết, Tào Tháo đến phụ ân nhân.
- Các điển tích, điển cố có nguồn gốc từ văn hóa, văn học xưa, chủ yếu mượn từ văn học Trung Quốc. Có 1 số điển tích đằng sau đó là những câu chuyện, lời thơ, kinh sách nên khá xa lạ với người đọc hiện nay.
Câu 2 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
- Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
- Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ.
- Nương tử nghĩa khác Tào Nga, hờn không Tinh Vệ mà phải ôm mối hận gieo mình xuống nước.
- Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam.
a. Cho biết các cụm từ in đậm có đặc điểm gì chung.
b. Đọc chú thích để biết nghĩa của các cụm từ in đậm trong các câu trên.
c. Nêu tác dụng của việc sử dụng những cụm từ đó trong ngữ cảnh.
Trả lời:
a. Các cụm từ in đậm đều ẩn chứa những câu chuyện, sự tích nào đó. Ý nghĩa sâu xa của chúng không phải ai cũng biết, muốn biết phải xem chú giải hay tìm tài liệu để tra cứu.
b. Nghĩa của các cụm in đậm:
- Núi Vọng Phu: núi đá hình dáng giống người đàn bà bồng con, có ở Lạng Sơn, Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Định, Đắk Lắk, ... nhắc sự tích người đàn bà bồng con ngóng chồng đến hoá đá.
- Ngọc Mị Nương: theo tích ngọc trai giếng nước trong truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thuỷ, ý nói đến chết vẫn giữ lòng trong sáng.
- Cỏ Ngu mĩ: điển tích về nàng Ngu Cơ, vợ Hạng Vũ. (Khi Hạng Vũ thua trận, thế cùng, chạy đến Cai Hạ, Ngu Cơ rút gươm tự vẫn; tục truyền hồn nàng nhập vào cỏ bên bờ sông Ô thành cỏ Ngu mĩ nhân, thứ cỏ này khi thấy người ta xướng lên khúc Ngu mĩ nhân, kể chuyện Hạng Vũ - Ngu Cơ thì cành lá đều rung rinh, có vẻ như cảm động.)
- Tào Nga: tương truyền vào thời Đông Hán (Trung Quốc), Tào Nga khi ấy 14 tuổi, cha bị chết đuối, khóc thương thảm thiết, sau nàng gieo mình xuống sông, ít ngày sau, người ta thấy thi thể nàng ôm xác cha nổi lên.
- Tinh Vệ: con gái vua Viêm Đế, khi chết đuối hóa thành chim Tinh Vệ ngậm đá toan lấp biển; hai điển tích được dùng để nói: Vũ Nương chết vì bị nghi oan, khác cái chết của hai người con gái nói trên, Phan Lang dùng điển tích này có ý khuyên nàng nghĩ đến quê hương, gia đình, chồng con.
- Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam: đất Hồ ở phương bắc lắm ngựa quý, đất Việt ở phương nam lắm chim lạ, ngựa và chim ấy đưa vào Trung Quốc vẫn nhớ nước cũ; mỗi khi thấy gió bắc, dù ở đâu, ngựa Hồ vẫn hí lên; chim Việt luôn nhớ khí hậu ấm áp ở phương nam nên thường tìm cành cây phía nam để đậu. (Nàng Vũ Nương dùng điển tích này để nói nỗi lòng nhớ nhà, nhớ quê của mình.)
c. Tác dụng của việc sử dụng những cụm từ đó là:
- Núi Vọng Phu: thể hiện tình yêu sâu nặng, lòng thủy chung, son sắt; sự xót xa của Vũ Nương.
- Ngọc Mị Nương, Cỏ Ngu mĩ: Vũ Nương muốn sau khi mình ra đi người đời không hoài nghi về phẩm giá của mình.
- Tào Nga, Tinh Vệ: những nhân vật được nhắc đến để khẳng định cách hành xử của Vũ Nương cũng phải khác: nên tìm đường về quê nhà với người xưa.
- Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam: nỗi nhớ nhà, nhớ quê luôn canh cánh trong lòng.